Xử lý nước thải

now browsing by category

 

NƯỚC THẢI KHU DÂN CƯ

 

Giới thiệu

Khu dân cư là nơi tập hợp người dân, hộ gia đình tập trung ở một khu vực nhất định. Các đơn vị trong khu dân cư : Thôn, xóm, làng, ấp, tổ dân phố, đơn vị dân cư tương đương. Ngoài nhà cửa của các hộ gia đình thì còn các hàng quán nhỏ lẻ phục vụ các nhu cầu đời sống của người dân.

Vì vậy, nước thải  khu dân cư thường có thành phần đa dạng. Xây dựng một hệ thống xử lý nước thải khu dân cư là việc làm cần thiết giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Nguồn gốc phát sinh nước thải khu dân cư

Nước thải khu dân cư chủ yếu là nước thải sinh hoạt:

  • Các chất bài tiết của con người từ nhà vệ sinh.
  • Các hoạt động sinh hoạt như nấu ăn, tắm rữa, giặt,…
  • Nước mưa chảy tràn lôi cuốn bụi bẩn trên các mái nhà, sân vườn,…

Tính chất nước thải khu dân cư

Vì nước thải khu dân cư là nước thải sinh hoạt nên thường có nhiều chất hữu cơ. Trong đó, cacbonhydrat, lipid, protein thường được vi sinh vật phân hủy. Ngoài ra, nước thải khu dân cư còn có mùi hôi vì khí H2S.

Các thành phần vô cơ cũng chiếm một lượng lớn gồm cát, đất sét, dầu khoáng,…

Nước thải khu dân cư có hàm lượng rắn lơ lửng cao gây nhiều cản trở và tốn hóa chất trong quá trình xử lý, đục nước, mất mỹ quan.

Chứa nhiều chất dinh dưỡng N,P gây phú dưỡng hóa, NO2 gây bệnh xanh da đối với trẻ em và phụ nữ mang thai.

Do hoạt động giặt giũ, nấu ăn,… nên trong nước thải khu dân cư có chứa chất hoạt động bề mặt.

Ngoài ra, trong nước thải còn có các vi khuẩn, virut, giun sán,… gây ảnh hưởng đến con người.

STT Thông số Đơn vị Giá trị đầu vào QCVN 14:2008/BTNMT
A B
1 pH 6,5-8,5 5-9 5-9
2 BOD5( 20℃) mg/L 110-400 30 50
3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/L 100- 350 50 100
4 COD mg/L 500-800
5 Tống N mg/L 20-85 30 50
6 Tổng P mg/L 8-12 6 10
7 Dầu mỡ thực vật mg/L 50-150 10 20
8 Coliform MPN/100mL 108 3000 5000

 

 

 

Đề xuất quy trình xử lý nước thải khu dân cư

Nước thải khu dân cư gồm nước thải từ WC và nước thải trong quá trình sinh hoạt. Nước thải từ các WC chảy qua hầm tự hoại để đến bể thu gom.

Song chắn rác

Nước thải sinh hoạt chảy qua song chắn rác. Song chắn rác giữ lại các rác thô như cành cây, lá cây, bao nilong, …để tránh gây hư hại bơm trong các công trình phía sau. Rác thô sau khi được giữ lại sẽ được cào lên và đưa vào thùng rác.

Bể tách dầu

Nước thải tiếp tục đưa qua bễ tách dầu. Đặc thù nước thải sinh hoạt sẽ có các dầu mỡ trong quá trình nấu ăn nên bể này là cần thiết. Bẫy mỡ hoạt động dựa trên nguyên lý khác nhau về trọng lượng của nước, chất rắn và dầu mỡ. Lọc, tách mỡ và chất rắn và giữ trong hộp bẫy , nước chảy qua hầm tiếp nhận trộn chung với nước thải từ hầm tự hoại.

Bể điều hòa

Nước thải chảy tràn ra khỏi hầm tiếp nhận sẽ bơm qua bể điều hòa. Nhờ ejector sục khí, nước thải được điều hòa về lưu lượng , tốc độ và nồng độ các chất : BOD, COD, SS,… cung cấp khí oxy hóa một phần hàm lượng COD, BOD trong nước thải, giảm bớt mùi hôi. Sau đó nước thải sẽ chuyển qua bể lắng 1.

Bể MBBR

Nước thải sau khi qua bể lắng 1 sẽ được bơm qua bể MBBR. Bể MBBR là bể chứa vi sinh vật hiếu khí dính bám trên giá thể. Tại đây, hệ thống cấp khí hoạt động liên tục, đảm bảo cho các vi sinh vật hiếu khí dính bám trong bể được hoạt động tốt. Ngoài ra, việc cấp khí giúp giá thể trong bể luôn đạt trạng thái lơ lửng. Vi sinh vật dính bám sẽ phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước thải để phát triển thành sinh khối. Quần xã vi sinh vật dày lên cùng với lượng giảm các chất hữu cơ trong nước thải. Lớp màng nhầy trên giá thể sau một thời gian sẽ bong tróc ra và chảy qua bể lắng 2. Các vi sinh vật còn dính bám trên bề mặt giá thể sẽ tiếp tục phân hủy chất hữu cơ tạo sinh khối.

Bể lắng 2

Nước thải từ bể MBBR bơm qua bể lắng 2 để lắng các bùn cặn. Sau đó bùn được đem qua bể chứa bùn để đưa đi xử lý.

Bể khử trùng

Phần nước trong sau lắng được đưa qua bể khử trùng. Javen được thêm vào bể để loại bỏ các vi sinh vật gây hại như vi khuẩn, vi rút, giun sán,…

Bể lọc áp lực

Nước thải chảy vào bể lọc áp lực qua lớp vật liệu lọc thường là đá, sỏi, cát,… sẽ xử lý triệt để các thành phần chất bẩn hữu cơ còn sót lại , cặn, màu , mùi trước khi thải ra ngoài môi trường.

Nước thải sau khi xử lý phải đạt QCVN 14 :2008/ BTNMT trước khi thải ra nguồn tiếp nhận

Ưu điểm

Hiệu quả xử lý cao

Ít tốn nhân công để quản lý

Vận hành, bảo dưỡng đơn giản

 

 

Xử lý nước thải chăn nuôi heo

Giới thiệu

Trong những năm vừa qua, ngành chăn nuôi heo có sự phát triển rõ rệt. Đem lại nguồn thu nhập cho người dân, góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, các mô hình chăn nuôi heo còn nhỏ lẻ, chưa có đầu tư chiến lược. Dẫn tới các hệ lụy về môi trường, do không có các hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo.

Nguồn phát sinh nước thải

Nước thải chăn nuôi heo chủ yếu từ việc vệ sinh chuồng trại, thức ăn dư thừa. Hàm lượng SS, COD, BOD trong nước thải chăn nuôi heo rất lớn.

STT Thông số Đơn vị Giá trị
1 Độ màu Pt – Co 350 – 870
2 Độ đục mg/l 420 – 550
3 BOD5 mg/l 3500 – 8900
4 COD mg/l 5000 – 10000
5 SS mg/l 700 – 1200
6 Ptổng mg/l 36 – 72
7 Ntổng mg/l 220 – 460
8 Dầu mỡ mg/l 5 – 58

 

Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo

Thuyết minh công nghệ

Bể Biogas

Nước thải chăn nuôi heo được thu vào hầm biogas. Tại đây diễn ra quá trình lên men kỵ khí. Các vi sinh vật kỵ khí sử dụng lượng chất hữu cơ dồi dào để sinh trưởng và phát triển. Sản phẩm sau cùng của nó là CH4 và CO2 là chính, ngoài ra còn có H2S với lượng rất nhỏ. Mật độ khí CH4 chiếm khoảng 75% – 90%. Lượng khí bay ra được thu vào một đường ống và được sử dụng làm nhiên liệu đốt.

Bể điều hòa

Nước thải chăn nuôi heo ở trong bể điều hòa để ổn định lưu lượng, ổn định dòng chảy. Sau khi ổn định, nước thải được chuyển qua bể trung hòa. Tại bể điều hòa có máy thổi khí để tránh diễn ra quá trình kỵ khí dưới đáy bể, gây mùi hôi.

Sau đó nước thải chăn nuôi heo được dẫn qua bể UASB

BỂ UASB

Trong điều kiện kỵ khí, các chất hữu cơ có trong nước thải sẽ bị phân hủy thành các chất khí như: CH4, NH3, H2S,… tạo nên sự xáo trộn trong bể. Các chất khí có khuynh hướng bám vào các hạt bùn, nổi lên bềm mặt và va chạm với tấm hướng dòng. Các tấm này có nhiệm vụ tách khí, bùn và nước. Bùn lắng dưới bể được chuyển qua bể chưa bùn. Sau đó qua máy ép bùn và được chuyển đi nơi khác xử lý.

Phương trình sinh hóa cơ bản:

CHC + VSV à CH4 + NH3 + H2S + H2 + CO2 + tế bào mới

Bể Anoxic

  • Sau khi nước thải chăn nuôi heo qua bể UASB thì tiếp tục qua bể sinh học thiếu khí Anoxic. Là nơi lưu trú của các chủng vi sinh khử N, P. Khử NO3 thành N2, làm giảm BOD, COD, tại ngăn Anoxic bố trí máy thổi khí để cung cấp oxy dể chuyển hóa NH4 thành NO3, khử BOD, COD, sunfua,… và hoàn tất quy trình xử lý

Bể Aerotank

Phần nước sau khi lắng sẽ qua bể Aerotank. Aerotank là quá trình sinh học hiếu khí. Do đó tại đây có đặt hệ thống thổi khí để cung cấp oxy để tạo năng lượng cho vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ.

Bể lắng

Sau đó, nước thải chăn nuôi heo được dẫn qua bể lắng. Tại đây phần bùn cặn hữu cơ, xác vi sinh vật chết bị lắng xuống. Một phần bùn cặn sẽ đem đi xử lý, một phần sẽ tuần hoàn lại bể Anoxic.

Bể khử trùng

Cuối cùng nước thải chăn nuôi được dẫn qua bể khử trùng để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh. Sau đó thải ra nguồn tiếp nhận

Liện hệ công ty

Xử lý nước thải từ Bãi chôn lấp

Giới thiệu

Ở nước ta, từ lâu đã hình thành nhiều bãi chôn lấp rác để giải quyết chất thải rắn. Do đây là biện pháp ít tốn chi phí nhất. Tuy vậy nó tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho môi trường. Ngoài nước rỉ rác luôn được quan tâm thì nước thải từ bãi chôn lấp cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường. Đặc biệt là nước chảy tràn ra nguồn nước mặt sẽ gây bệnh cho dân cư xung quanh.

Quy trình đổ rác tại bãi chôn lấp

Rác thải sau khi thu gom sẽ được vận chuyển về bãi chôn lấp.

Xe sẽ được cân tải trọng khi vào để xác định khối lượng xe và rác.

Sau đó xe đổ rác xuống bãi chôn. Xe được rửa và cân khối lượng lại để xác định khối lượng rác đem tới.

Nguồn phát sinh

Trong bải chôn lấp nước thải phát sinh tử

  • Nước rỉ rác
  • Nước chảy tràn bề mặt
  • Nước sinh hoặc của công nhân.

Trong đó nước rỉ rác là thành phần có độ ô nhiễm cao nhất. Các loại nước thải khác sẽ được tập trung xử lý cùng nước rỉ rác

STT Thông số Đơn vị Bãi mới chôn lấp
< 2 năm
Bãi chôn lâu năm

> 10 năm

QCVN 25: 2009

Cột B2

QCVN 40: 2009

Cột B

1 pH 4.5-7.5 6.5 – 8.6 5.5 – 9
2 BOD5 mg/L 2000-55000 700 – 1500 50
3 COD mg/L 3000 – 85000 1500 – 2500 300
4 Độ màu Pt-Co 500 – 10000 100 – 300 150
5 TSS mg/L 300 – 2000 50 – 200 100
6 Amoni mg/L 100 – 800 50 – 100 25
7 TN mg/L 150 – 1000 100 – 200 60
8 TP mg/L 10 – 100 100 – 200 6
9 Sulfur mg/L 10 – 300 5 – 30 0.5
10 Kẽm mg/L 5 – 50 10 – 50 3
11 Sắt mg/L 10 – 100 3 – 30 5
12 Clorur mg/L 1000 – 5000 50 – 500 1000

Đề xuất công nghệ

Thuyết minh quy trình công nghệ:

Nước thải rửa xe đi qua song chắn rác sau đó đến bể tách dầu mỡ. Dầu thu được sau đó có thể tái chế hoặc thu gom xử lý. Nước thải từ nhà vệ sinh đi qua hầm tự hoại để phân hủy chất thải rắn sang dạng lỏng. Nước rỉ rác theo hệ thống thu gom. Tất cả được chảy về hố thu để xử lý tập trung.

Nước thải qua bể điều hòa được sục khí nhằm ổn định về lưu lượng, nồng độ và oxi hóa một phần chất hữu cơ trong nước thải.

Tiếp theo được cho qua bể phản ứng (keo tụ tạo bông) có châm định lượng phèn và điều chỉnh về pH thích hợp.

Nước thải tiếp tục chảy qua bể lắng, tại đây bùn được lắng xuống bởi trọng lực và được thu gom vào bể chứa bùn. Phần nước trong sẽ chảy qua tháp tripping để khử Nito. Điều kiện để quá trình diễn ra hiệu quả là pH cao do đó cần thêm NaOH.

Với nồng độ BOD, COD quá lớn nên chúng ta cần xử lý kị khí. UASB là công nghệ nước thải chảy ngược qua lớp bùn quần thể vi sinh sống trong điều kiện không có oxi. Trải qua phân hủy kị khí sinnh ra lượng khí Metan cao có giá trị kinh tế có thể xây dựng thêm công trình thu gom khí. Nước thải được loại bỏ nồng độ chất hữu cơ cao và BOD.

Nước thải được cho qua bể sinh học hiếu khí Aerotank. Các vi sinh vật này sẽ phân hủy các chất hữu cơ còn lại trong nước thải thành các chất đơn giản CO2, H2O, …

Sau khi xử lý ở bể sinh học hiếu khí nước thải tiếp tục chảy sang bể lắng đợt 2 để lắng bùn dư. Bùn được tuần hoàn về Aerotank để duy trì mật độ bùn hoạt tính.

Nước sau đó được qua bể oxy hóa Fenton để loại màu và xử lý các chất khó phân hủy sinh học.

Nước thải tiếp tục đến bể trung hòa để điều chỉnh pH. Và qua bể lọc để loại bỏ các chất cặn lơ lửng còn lại. Nước sau lọc được dẫn sang bể khử trùng.

Sau cùng nước thải qua bể khử trùng được châm định lượng Clo để diệt khuẩn nước xử lý rồi thải ra nguồn tiếp nhận.

Bùn từ các bể lắng được thu gom vào bể nén bùn để xử lý. Nước trong phía trên các bể lắng được dẫn về bể điều hòa.

Ưu điểm của công nghệ xử lý

Hiệu quả xử lý cao đáp ứng tốt QCVN.

Đảm bảo chỉ tiêu môi trường.

An toàn sức khỏe cho người dân.

Không đe dọa tới nguồn nước ngầm và nước mặt.

Không gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo chất lượng nguồn nước cho các hộ dân cư.

Xử lý nước thải sản xuất linh kiện điện tử

Giới thiệu

Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các ngành công nghiệp sản xuất đang ngày càng phát triển mạnh hơn. Trong đó có ngành sản xuất linh kiện điện tử. Linh kiện điện tử là là bộ phận cơ bản cấu tạo nên các thiết bị điện tử như: tivi, điện thoại, máy tính…Số lượng doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử đã có sự gia tăng khá nhanh trong thời gian qua. Đến năm 2010, ước tính có khoảng trên 300 doanh nghiệp.  Điều này góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế. Bên cạnh đó cũng gây ảnh hưởng xấu tới môi trường. Do đó xử lý nước thải sản xuất linh kiện điện từ là vấn đề cần quan tâm nhiều hơn.

Thành phần tính chất nước thải sản xuất linh kiện điện tử

– Nước thải sinh hoạt: phát sinh chủ yếu từ nhà vệ sinh và bếp ăn. Nước thải sinh hoạt có các chất hữu cơ, vi khuẩn…

– Nước thải từ quá trình sản xuất linh kiện điện tử chứa nhiều tạp chất, kim loại và thành phần chất hữu cơ lơ lửng và hòa tan… Đặc biệt là chứa hàm lượng kim loại nặng trong nước thải gây ảnh hưởng tới sinh vật thủy sinh và sức khỏe con người.

Quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất linh kiện điện tử

Thuyết minh quy trình công nghê xử lý nước thải

Hố thu

Các nguồn phát sinh nước thải tại khu vực sản xuất được dẫn qua song chắn rác. Nhằm mục đích loại bỏ các tạp chất thô có kích thước lớn. Sau đó được thu gom về hố thu gom.

Bể điều hòa

Nước thải được đưa sang bể điều hòa nhằm ổn định lưu lượng và nồng độ. Do tính chất nước thải thay đổi theo từng giờ sản xuấ và tùy từng loại nước thải nên cần thiết phải điêu hòa nồng độ và lưu lượng nước thải. Tại đây có lắp đặt máy thổi khí nhằm hòa trộn đồng đều nước thải trong bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn và gây mùi.

Bể keo tụ –  tạo bông

Nước thải tiếp tục chảy từ bể điều hòa xuống bể keo tụ tạo bông. Đồng thời dùng bơm định lượng châm hóa chất keo tụ để hòa trộn với nước thải để tạo ra các bông cặn.

Bể lắng I

Sau đó nước thải chảy qua bể lắng I để lắng các bông bùn từ bể keo tụ – tạo bông. Phần nước trong tràn qua máng răng cửa về bể Aerotank.

Bể Aerotank

Tại bể sinh học hiếu khí Aerotank, vi sinh vật hiếu khí sử dụng các chất hữu cơ trong nước thải làm dinh dưỡng để phát triển. Xử lý các chất hữu cơ và khử toàn bộ lượng COD, BOD còn lại và chuyển hóa toàn bộ amoni thành nitrat. Trong bể Aerotank được cấp khí liên tục nhờ máy thổi khí, để cung cấp O2 cho các vi sinh vật.

Bể lắng II

Nước thải sau khi xử lý hiếu khí được đưa qua bể lắng sinh học để lắng toàn bộ cặn lơ lửng trong nước thải. Một phần bùn thải từ bể lắng sinh học sẽ tuần hoàn về bể Aerotank để đảm bảo mật độ vi sinh phát triển trong bể. Còn lượng bùn còn lại sẽ được đưa ra bể chứa bùn và sân phơi bùn. Sau đó được xe thu gom đem đi xử lý. Nước sau nén bùn được đưa về bể điều hòa tiếp tục xử lý.

Bể khử trùng

Nước thải sau khi lắng sinh học sẽ chảy qua bể khử trùng. Tại đây nước thải tiếp xúc với dung dịch NaClO để tiêu diệt các vi khuẩn có hại còn lại trong nước thải. Sau đó thải ra nguồn tiếp nhận đạt chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT.

Ưu điểm công nghệ

  • Keo tụ tạo bông có thể loại bỏ một phần chất ô nhiễm hữu cơ khó oxi hóa bằng phương pháp sinh học.
  • Chiếm ít diện tích
  • Hiệu quả xử lý tương đối cao
  • Và chi phí xây dựng, chi phí vận hành
  • Vận hành đơn giản, ổn định

Liên hệ

NƯỚC THẢI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT GẠO

Giới thiệu

Gạo là loại lương thực thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Ngày nay, khi công nghệ ngày càng phát triển, người dân Việt Nam thay thế cách sản xuất gạo truyền thống bằng cách sản xuất gạo bằng các quy trình máy sản xuất bằng máy móc hiện đại giúp Việt Nam vươn lên đứng thứ 5 trên thế giới về tổng lượng gạo.

Tuy nhiên, nước thải các cơ sở sản xuất gạo sẽ phát sinh trong quy trình. Nếu không xử lý triệt để sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Vì vậy, song song với quy trình công nghệ sản xuất gạo cần có một quy trình xử lý nước thải hợp lý.

Quy trình sản xuất gạo

 

 

Nguồn gốc phát sinh nước thải các cơ sở sản xuất gạo

Nước thải sản xuất gạo phát sinh từ nhiều công đoạn :

  • Nước rửa các thiết bị, dụng cụ.
  • Nước thải sinh hoạt của công nhân trong xưởng.
  • Nước thải vệ sinh xưởng.

Ngoài nước thải, sản xuất gạo cũng phát sinh nhiều bụi, tiếng ồn gây ảnh hưởng đến khu vưc xung quanh.

Tính chất nước thải các cơ sở sản xuất gạo :

Nước thải sản xuất gạo chủ yếu là nước thải sinh hoạt của công nhân.

Thành phần các chất trong nước thải thường là chất hữu cơ , chất rắn lơ lửng, N, P, BOD cao.

Ngoài ra nước thải còn có mùi hôi, có màu. Nếu không xử lý sẽ ảnh hưởng đến các loài thủy sinh và làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước.

Đề xuất quy trình xử lý nước thải các cơ sở sản xuất gạo :

Nước thải các cơ sở sản xuất gạo có 3 con đường.

Nước thải vệ sinh từ hầm tự hoại sẽ chảy vào hố thu gom.

Nước thải sản xuất sẽ qua song chắn rác để loại bỏ các loại rác thô như vỏ trấu,… Việc này giúp hạn chế việc hư hại bơm trong các công trình phía sau.

Nước thải từ các khu vực bếp ăn do chứa nhiều dầu mỡ, cặn nên được đưa qua bể tách dầu. Phần nước trong sau khi xử lý sơ bộ được chuyển qua hố thu gom tập trung sau đó bơm lên bể điều hòa.

Bể điều hòa

Nước thải các cơ sở sản xuất gạo được bơm lên bể điều hòa. Tại đây, bể được cấp khí nhờ máy bơm chìm giúp khuấy đảo đều nước và giảm mùi hôi. Nước thải được cung cấp oxy, giúp điều hòa về pH, nồng độ, lưu lượng ổn định.

Bể Aerotank

Nước thải được đưa vào bể Aerotank. Phần lớn là các chất hữu cơ và cặn lơ lửng. Các chất này có thể là chất hữu cơ không hòa tan. Vi sinh vật hiếu khí bám vào các chất này hình thành các hạt bông cặn thành bùn hoạt tính. Trong bể được cấp khí liên tục để đảm bảo các vi sinh vật hiếu khí hoạt động tốt. Các vi sinh vật này sẽ xử lý chất hữu cơ đồng thời làm giảm mùi hôi trong nước thải.

Bể lắng sinh học

Bùn từ bể Aerotank sẽ đưa qua bể lắng sinh học. Một phần bùn được tuần hoàn lại bể để tránh thất thoát sinh khối. Phần còn lại đưa đi xử lý bùn

Bể khử trùng

Phần nước trong chảy qua bể khử trùng. Tại đây, Javen được thêm vào bể để làm sạch nước, tiêu diệt các vi khuẩn, vi rút gây hại trước khi thải ra ngoài môi trường.

Cuối cùng, nước thải ra nguồn tiếp nhận đạt QCVN14 :2008/ BTNMT.

Ưu điểm :

  • Xử lý hiệu quả
  • Giảm mùi hôi
  • Hệ thống đơn giản ,dễ vận hành, dễ bảo dưỡng
  • Cần ít người trông coi

Xử lý nước thải bến xe

Giới thiệu

Hiện nay, tại Việt Nam phương tiện đi lại chủ yếu vẫn là xe máy. Nhằm mục đich giảm tình trạng kẹt xe, tai nan giao thông và tạo mỹ quan hơn trên các tuyến đường. Phát triển phương tiện công cộng là thiết yếu. Kéo theo đó sẽ là sự xuất hiện của các bến xe.

Bến xe là nơi tập trung của các phương tiện cộng cộng, người dân. Ở đó có các loại hình kinh doanh như vận tải hành khách, dịch vụ, ăn uống, vệ sinh xe. Bên cạnh đó là tình trạng phát sinh lượng nước thải sinh hoạt, chất thải rắn, vấn đề khí thải của khói xe, vấn đề vệ sinh thực phẩm. Do đó việc xử lý nước thải bến xe là cần thiết. Qua đó giúp giảm thiểu các vấn đề ô nhiễm môi trường, sức khỏe và đời sống của người dân.

Thành phần và tính chất nước thải bến xe

Nguồn gốc của nước thải bến xe là nước thải sinh hoạt từ

  • Các khu vệ sinh
  • Nước thải từ các khu phục vụ ăn uống,
  • Khu dịch vụ vệ sinh công cộng cho hành khách,
  • Quá trình vệ sinh xe, sửa chữa xe.

Do đó, thành phần chủ yếu là chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, dầu mỡ và các thành phần vi sinh khác

Quy trình công nghệ xử lý nước thải bến xe

Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải bến xe

Bể tuyển nổi

Nước thải tại bến xe được dẫn qua song chắn rắc để loại bỏ các tạp chất thô. Sau đó được tập trung vào hố thu.Dẫn nước thải qua bể tuyển nổi. Bể có nhiệm vụ tách dầu mỡ khỏi nước thải để tranh nghẹt bơm, ảnh hưởng tới đường ống và hiệu quả xử lý nước thải.

Bể điều hòa

Nước thải qua bể điều hòa để ổn định lại lưu lượng và nồng độ nước thải. Trong bể có đặt máy thổi khí để xáo trộn đều nguồn nước và tránh hiện tượng lắng cặn xảy ra trong bể.

Bể lắng I

Sau khi ra khỏi bể điều hòa, nước thải được lắng trong bể lắng I. Cặn lắng tập trung ở đáy và được tập trung lại và được bơm ra bể chứa bùn.

Bể MBBR

Nước thải sau bể lắng I được dẫn qua bể xử lý sinh học hiếu khí dính bám MBBR. Tại đây, có hệ thống cấp khí được cung cấp tạo điều kiện cho các vi sinh vật hiếu khí sinh trưởng và phát triển. Quá trình cấp khí đảm bảo cho các giá thể trong bể luôn trong trạng thái lơ lửng và chuyển động xáo trộn liên tục. Từ đó giúp các vi sinh vật có khả năng phân giải các hợp chất hữu cơ sẽ dính bám và phát triển trên bề mặt các vật liệu giá thể. Sau một thời gian, sinh khối phát triển dày lên, các vi sinh vật không tiếp xúc được với chất hữu cơ sẽ chết và trôi theo dòng nước ra khỏi bể.

Bể sinh học hiếu khí dính bám lơ lửng xử lý các hợp chất hữu cơ, loại bỏ các hợp chất nito, phospho trong nước thải.

Bể lắng II

Sau quá trình xử lý sinh học, nước thải tràn qua bể lắng II để lắng bùn trong nước thải. Trong bể lắng nước di chuyển trong ống trung tâm xuống đáy bể. Sau đó di chuyển ngược từ dưới lên trên chảy vào máng thu nước để tràn sang bể khử trùng. Phần bùn lắng được đưa vào bể chứa bùn qua máy ép bùn và được đưa đi xử lý.

Bể khử trùng

Trong bể khử trùng NaClO sẽ được bơm vào. Dưới tác dụng của chất oxy hóa mạnh, các vi sinh vật trong nước thải sẽ bị tiêu diệt, đảm bảo nước thải đạt tiêu chuẩn về mặt vi sinh.

Bể lọc áp lực

Phần nước trong sau khử trùng được dẫn qua bể lọc áp lực để loại bỏ cặn, mùi và màu trong nước thải. Nước thải đầu ra sau xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT.

Ưu điểm công nghệ

  • Diện tích công trình nhỏ.
  • Hiệu quả xử lý BOD cao, có thể đạt mức A QCVN14:2008/BTNMT.
  • Quá trình vận hành đơn giản.
  • Chi phí vận hành thấp.
  • Hàm lượng bùn tạo ra thấp.
  • Không phát sinh mùi trong quá trình vận hành.
  • Loại bỏ được nito, photpho trong nước thải
  • Chịu được tải trọng hữu cơ cao

Liên hệ

NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM

Giới thiệu

Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều ngành nghề phát triển đặc biệt là ngành công nghiệp dệt nhuộm. Công nghệ dệt nhuộm là một ngành công nghiệp với quy trình dệt nhuộm bao gồm rất nhiều công đoạn sản xuất, sử dụng nhiều hóa chất, đặc biệt là các loại phẩm màu khó phân hủy  khi ra ngoài môi trường. Vì vậy, cần phải có hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm phù hợp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe con người.

Dây chuyền công nghệ chung của ngành công nghiệp dệt nhuộm

Nguồn phát sinh nước thải dệt nhuộm

  • Kéo sợi
  • Dệt vải – Xử lý hóa học
  • Nhuộm – Hoàn thiện vải

Thành phần và tính chất của nước thải dệt nhuộm

Nước thải dệt nhuộm có thành phần đa dạng và phức tạp chủ yếu phụ thuộc vào loại hình sản suất, ngoài ra trong tất cả các công đoạn sản xuất đều sử dụng các hóa chất như phẩm màu, chất hoạt động bề mặt, chất oxi- hóa,…

Các chất ô nhiễm trong nước thải dệt nhuộm

Công đoạn Chất ô nhiễm
Hồ sơi, giũ hồ Tinh bột, glucozo, carbonxyl metyl xelulozo, polyvinyl alcol, nhựa, chất béo và sáp
Nấu, tẩy NaOH, chất sáp và dầu mỡ, tro, soda, sicilat natri và sợi vụn
Tẩy trắng Hipoclorit, hợp chất chứa clo, NaOH, AOX, acid,..
Làm bong NaOH, tạp chất
Nhuộm Các loại thuốc nhuộm, acid acetic và các loại muối kim loại
In Chất màu, tinh bột, dầu, đất sét, muối kim loại, acid…
Hoàn thiện Vệt tinh bột, mỡ động vật, muối

Những ảnh hưởng từ các chất gây ô nhiễm trong nước thải dệt nhuộm

Chất ô nhiễm Ảnh hưởng
Formaldehyde resin Được sử dụng trên quần áo để ngăn ngừa nấm mốc và chống nhăn. Tiếp xúc với Formaldehyde resin có thể gây viêm da, phồng rộp giác mạc, kích ững mũi và họng, gây chảy nước mắt, hắt hơi.
Hợp chất amine Khi các hợp chất  Azo (thuốc nhuộm) thâm nhập vào cơ thể, chúng có thể bị phân hủy trong hệ trao đổi chất của cơ thể và sinh ra chất aromatic amine. Tiếp xúc lâu dài, amine có thể thẩm thấu dễ dàng qua da, gây dị ứng, kích ứng da, dẫn tới các bệnh về da như viêm da dị ứng,… nguy hiểm hơn, quy trình phân hủy Azo có thể xảy ra trong đường ruột, trong gan hoặc gây bệnh ung thư.
Nonylphenol ethoxylates (NPE) Là loại hóa chất hữu cơ phổ biến trong công nghiệp, được sử dụng làm chất hoạt động bề mặt (đối với các sản phẩm dệt may) hoặc chất tẩy rửa công nghiệp. Tiếp xúc với chất NPE sẽ gây kích ứng da, mắt, phổi và hệ tiêu hóa, làm rối loạn một số thành phần nội tiết.
Trichlorbenzol Dùng làm trợ chất cho qui trình nhuộm, chất này có thể gây ung thư, buồn nôn, đau đầu.
Triclosan Thường dùng làm chất kháng khuẩn cho các loại vải, nhưng khi lượng Triclosan vượt quá mức cho phép sẽ làm da bị mẩn ngứa, viêm da, quần áo có mùi hắc, gây khó chịu cho người mặc.

Đề xuất hệ thống xử lý nước dệt nhuộm

Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm

Song chắn rác và bể thu gom

Nước thải dệt nhuộm tự chảy qua song chắn rác bằng mương thoát nước mục đích loại bỏ các loại rác có kích thước lớn hạn chế bị nghẽn , hư hỏng các công trình phía sau. Nước thải tự chảy sang bể điều hòa.

Bể điều hòa

Bên trong bể bố trí hệ thống máy thổi khí xáo trộn nước thải giúp hạn chế quá trình lắng cặn trong bể đồng thời điều hòa lưu lượng và ổn định nồng độ chất ô nhiễm. Nước thải sẽ được bơm sang tháp giải nhiệt.

Tháp giải nhiệt

Mục đích giảm nhiệt độ nước thải xuống. Nước thải tiếp tục được bơm sang bể keo tụ.

Bể keo tụ

Tại đây sẽ được châm hóa chất keo tụ kết hợp với các chất ô nhiễm tạo thành bông cặn, đồng thời trang bị hệ thống khuấy trộn cơ học với vận tốc nhỏ nhằm trộn đều hóa chất với chất ô nhiễm. Hỗn hợp nước thải tự chảy qua bể phản ứng tạo bông.

Bể phản ứng tạo bông

Bên trong bể sẽ diễn ra quá trình hình thành bông cặn, các bông cặn có kích thước nhỏ sẽ va chạm, kết dính vào nhau tạo thành những bông cặn có kích thước lớn và lắng xuống sẽ được đưa sang bể lắng 1.

Bể lắng 1

Tại đây sẽ lắng một phần các chất rắn có kích thước lớn. Bùn từ bể lắng 1 sẽ được đưa sang bể nén bùn. Phần bùn dư được bơm sang máy ép bùn để tách nước tạo thành bùn khô và nước. Phần bùn khô được phân loại vào chất thải rắn nguy hại phần nước sau khi ép bùn sẽ được bơm lại bể điều hòa tiếp tục xử lý. Nước từ bể lắng 1 sẽ được dẫn qua bể aerotank để xử lý triệt để các chất hữu cơ.

Bể Aerotank

Bên trong bể có hệ thống sục khí đều khắp diện tích bể tạo điều kiện cung cấp đủ oxy một cách liên tục và duy trì bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng. Vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ đơn giản như CO2, H2O…

Phương trình phản ứng: CHC + VSV hiếu khí –> H2O + CO2

Hiệu suất sau khi xử lý của bể aerotank đạt khoảng 90-95% . Nước thải tiếp tục sang bể lắng 2.

Bể lắng 2

Tại đây xảy ra quá trình tách pha giữa bùn và nước, lượng bùn dư ở bể lắng 2 sẽ được tuần hoàn sang bể aerotank đảm bảo nồng độ bùn nhất định trong bể.Nước thải tiếp tục sang bể trung gian.

Bể trung gian

Mục đích chứa nước tạm thời có thể bổ sung thêm hóa chất khử trùng để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh trước khi qua bể lọc áp lực.

Bể lọc áp lực

Ở bể lọc áp lực có các lớp vật liệu lọc như cát thạch anh, sỏi đỡ, than hoạt tính giúp loại bỏ các thành phần ô nhiễm còn lại trong nước. Nước sau khi lọc sẽ được xả vào nguồn tiếp nhận.

Ưu điểm công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm

  • Nước sau khi xử lí đạt QCVN theo quy đinh hiện hành
  • Chi phí vận hành ở mức trung bình
  • Hiệu quả loại bỏ SS từ 89-93%, COD 89-94%, BOD 90-95% và độ màu 88-95%.
  • Khả năng tự động hóa và kiểm soát quá trình xử lý tốt

Xử lý nước thải Trường học

Giới thiệu

Dân số hiện tại của Việt Nam là 96.5 triệu người theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Việt Nam đang đứng thứ 14 trong bảng xếp hạng dân số trên thế giới. Do đó nhu cầu đời sống và sinh hoạt của con người ngày càng tăng. Nhất là quyền được đến trường của trẻ em. Và xử lý nước thải trường học đóng vai trò qua trọng trong việc hình thành ý thức của học sinh về thói quen bảo vệ môi trường.

Nguồn phát sinh

Nước thải trường học đến từ 3 nguồn chính

  • Từ hoạt động nấu nướng của căn tin trường, KTX
  • Từ sinh hoạt của cán bộ và trường và học sinh

Nước thải trường học tương tự như nước thải sinh hoạt với hàm lượng dầu mỡ, thực phẩm thừa và phân hữu cơ cao. Các thông số ô nhiễm được thể hiện trong bảng sau

STT Thông số Đơn vị Giá trị QCVN 14:2008/BTNMT
A B
1 pH 5.5 – 7.5 5 – 9 5 – 9
2 BOD­5 mg/l 150 – 300 30 50
3 COD mg/l 250 – 400
4 TSS mg/l 40 – 150 50 100
5 Tổng Nito mg/l 25 – 35 5 10
6 Tổng Photpho mg/l 8 – 10 6 10
7 Tổng Coliform MPN/100ml 106 – 107 3000 5000
8 Dầu mỡ mg/l 10 – 50 10 20

Đề xuất công nghệ

Thuyết minh quy trình công nghệ

Nước thải đi từ các hoạt động nấu ăn và giặt giũ của căn tin và KTX sẽ qua song chắn rác sau đó đến bể vớt dầu. Dầu cặn được thu gom vào thùng có thể tái chế hoặc xử lý. Nước thải từ nhà vệ sinh sẽ đi qua hầm tự hoại 3 ngăn.

Sau đó nước thải chảy xuống bể điều hòa có kết hợp sục khí nhằm ổn định về lưu lượng và nồng độ và oxi hóa một phần chất hữu cơ trong nước thải.

Nước thải qua bể thiếu khí Anoxic để xử lý khí Nito. Công nghệ bể Anoxic là Nitrat hóa và khử Nitrat. Ngoài ra bể còn xử lý Photpho.

Tiếp đến nước thải qua bể sinh học hiếu khí MBR để loại bỏ thành phần hữu cơ trong nước thải. Công nghệ MBR kết hợp của phương pháp sinh học và lý học. Thay vì tách bùn sinh học bằng công nghệ lắng thì công nghệ MBR lại tách bằng màng. Mỗi đơn vị MBR được cấu tạo gồm nhiều sợi rỗng liên kết với nhau, mỗi sợi rỗng lại cấu tạo giống như một màng lọc. Quá trình xử lý các chất bẩn hữu cơ, N, P trong nước thải nhờ các vi sinh bám dính trên bề mặt giá thể.

Nước thải sau đó được dẫn qua bể lắng 2. Phần bùn sẽđược tuần hoàn trở lại bể MBR. Phần bùn dư được bơm qua bể chứa bùn để xử lý.

Nước sau lắng sẽ chảy qua bể khử trùng. Tại đây, nước thải được khử trùng bằng chlorine để loại bỏ các vi trùng gây bệnh

Nước thải sau khi qua khử trùng đạt QCVN 14:2008/BTNMT (cột A), và được dẫn ra hệ thống cống chung của khu dân cư.

Ưu điểm của công nghệ

Hiệu quả xử lý cao đáp ứng tốt QCVN.

Bể Anoxic và MBR xử lý hiệu quả lượng Nito, Photpho trong nước thải trường học

Không gây ô nhiễm môi trường.

NƯỚC THẢI SẢN XUẤT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Giới thiệu

Ngành nông nghiệp là ngành gắn bó lâu đời với người dân Việt Nam. Gắn liền với sự phát triển về nông nghiệp chính là sự tàn phá của sâu hại đối với mùa màng.

Nhằm tiêu diệt sâu hại, bảo vệ mùa màng, tăng năng suất cây trồng, người dân đã sử dụng nhiều biện pháp như luân canh, rắc vôi,… nhưng không mang lại hiệu quả cao.

Thuốc bảo vệ thực vật ra đời là thành tựu to lớn trong ngành nông nghiệp. Thuốc bảo vệ thực vật giúp nông dân tiêu diệt sâu hại một cách nhanh chóng, tăng năng suất cây trồng.

Bên cạnh những lợi ích kinh tế , vấn đề môi trường trong quá trình sản xuất cũng là vấn đề đáng được quan tâm.

Trong nước thải  sản xuất thuốc bảo vệ thực vật có nhiều hóa chất độc hại. Nước thải này không được xử lý hiệu quả sẽ gây nên những vấn đề nghiêm trọng cho môi trường.

 

Quy trình sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

 

Nguồn gốc phát sinh nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật :

Trong công nghệ sản xuất , nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật được phát sinh từ nhiều công đoạn :

  • Các công đoạn rửa chai lọ, thùng phuy, các thiết bị máy móc có dính bám đất và bụi bẩn.
  • Nước thải sinh hoạt của công nhân.
  • Nước thải từ các hệ thống xử lý khí thải.

 

Tính chất đặc trưng của nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

Nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật chứa nhiều hợp chất hữu cơ mạch vòng khó phân hủy và các chất rắn lơ lửng.Các hợp chất hữu cơ xuất hiện trong nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật :

  • cacbonat hữu cơ.
  • photpho hữu cơ.
  • các chất phụ gia như keo.
  • các dung môi hòa tan như xylen.

Các chai lọ, thùng phuy được công ty tẩy rửa bằng dung dịch kiềm loãng sẽ thải ra một lượng nước thải đáng kể. Hảm lượng chất vô cơ, N, P cao, lượng dầu mỡ cần được xử lý.

 

Chỉ tiêu Đơn vị Nước thải sản xuất
pH 9,21
SS mg/L 286
COD mgO2/L 3808
BOD5 mgO2/L 763
N tổng mg/L 7924
P tổng mg/L 0,2
Dầu tổng mg/L 15
Chất hoạt động bề mặt mg/L 0,206
Coliform MNP/100mL <3

 

Đề xuất quy trình xử lý nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật :

Song chắn rác

Nước thải từ nhà máy sản xuất thuốc bảo vệ thực vật đưa vào bể chứa. Sau đó, nước thải được dẫn qua song chắn rác để loại bỏ rác thô như bao bì,.. tránh gây tắc nghẽn bơm cho các công trình phía sau.

Bể khuấy trộn

Nước sông bơm vào bể nhằm pha loãng nước thải. H2SO thêm vào để làm giảm pH của nước thải xuống dưới 3. pH thấp tạo môi trường acid thuận lợi cho quá trình Fenton xảy ra ở bể oxy hóa. Nước thải được sục khí để tránh cặn lắng và phân hủy kỵ khí.

Bể oxy hóa

Các tác nhân oxy hóa như muối Fe (II) và H2O2 được thêm vào. Quá trình Fenton điện hóa cho phép phá hủy các vòng thơm của thuốc diệt cỏ, hydroxy hóa tạo thành các sản phẩm dây thẳng không độc và ít độc hơn.

Bể keo tụ tạo bông

Nước thải sau khi qua quá trình Fenton đưa qua bể keo tụ tạo bông. Hóa chất keo tụ và trợ keo tụ được thêm vào bể để liên kết với các chất bẩn trong nước thải. Các bông cặn có kích thước lớn được tạo thành và chuyển qua bể lắng 1. Các bông bùn cặn có kích thước lớn sẽ lắng trọng lực trong bể lắng 1 . Bùn sau lắng đem qua sân phơi bùn sau đó chuyển qua cho công ty xử lý bùn để xử lý tiếp.

Bể Aerotank

Phần nước trong sau khi lắng được dẫn qua công trình xử lý sinh học hiếu khí Aerotank. Tại đây, các chất hữu cơ trong nước thải sẽ được các vi sinh vật hiếu khí xử lý tạo sinh khối. Trong bể được cấp khí liên tục tạo điều kiện cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động tốt. Bùn trong bể aerotank một phần sẽ được chuyển qua bể lắng 2, một phần được tuần hoàn lại bể để tránh thất thoát sinh khối.

Bể Anoxic

Vì trong nước thải thuốc bảo vệ thực vật có hàm lượng N, P cao nên cần xây dựng bể Anoxic để xử lý N, P.

Lọc than hoạt tính- Khử trùng

Nước thải sau khi lắng được lọc than hoạt tính để hấp phụ những chất hữu cơ còn lại. Bể khử trùng diệt vi sinh vật gây hại trong nước thải trước khi thải ra ngoài môi trường.

Nước thải sau xử lý để thải ra ngoài môi trường phải đạt tiêu chuẩn xả thải cho phép theo quy định trong QCVN 40:2011/BTNMT.

Ưu điểm công nghệ

Hệ thống đơn giản dễ vận hành

Hiệu quả xử lý cao

Quá trình Fenton đơn giản nhưng đạt hiệu quả cao

 

 

Xử lý nước thải mía đường

QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI MÍA ĐƯỜNG

Giới thiệu

Việt Nam là quốc gia có truyền thống sản xuất mía đường từ lâu đời. Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp, thì ngành công nghiệp mía đường càng ngày phát triển. Quy trình sản xuất đường gồm nhiều công đoạn khác nhau, từ nguyên liệu ban đầu là mía thô cho đến nhà máy chế biến. Công nghệ sản xuất mía đường được đánh giá là thải ra một lượng lớn nước thải gây ô nhiễm môi trường.

Quy trình sản xuất mía đường và nguồn xả thải

Nguồn nước thải

– Nước thải từ khu ép mía

Nước dùng để ngâm ép đường trong mía. Nước rửa và nước làm mát các máy móc. Nước thải tại đây có chỉ số BOD cao và chứa dầu mỡ từ máy móc.

– Nước thải rửa lọc, làm mát, rửa các thiết bị, nước lau sàn

+ Nước rửa lọc tuy có lưu lượng nhở nhưng hàm lượng BOD và SS cao.

+ Nước làm mát có lưu lượng lớn. Thường được tuần hoàn sử dụng lại một phần hoặc toàn bộ. Nước làm mát thường chứa các chất hữu cơ bay hơi.

+ Nước rửa thiết bị, lau sàn tuy lưu lượng không lớn nhưng hàm lượng BOD cao.

Một số thông số ô nhiễm trong nước thải mía đường

STT

Thông số Đơn vị Giá trị

1

pH

5,5 – 7,4

2 BOD5 mgO2/l

1000 – 2000

3

COD mgO2/l

1600 – 12000

4 SS mg/l

300 – 800

5

TDS mg/l

250 – 800

6

Độ màu NTU

130 – 1700

7

P – PO43- mg/l

6 – 70

8

N – NO3 mg/l

10 – 30

 

Hệ thống xử lý nước thải mía đường

Thuyết minh về hệ thống xử lý nước thải mía đường

Nước thải từ nhà máy sản xuất mía đường được thu gom vào 1 đường ống. Dẫn nước thải qua song chắn rác để loại bỏ và ngăn chặn các chất thải rắn có kích thước lớn.

Bể lắng cát

Nước thải tiếp tục được dẫn qua bể lắng cát. Tại đây những hạt cạt lắng xuống đáy bể theo trọng lực và được thu gom ra bể chứa cát để xử lý. Loại bỏ các hạt cát để tránh gây hư hại đến các thiết bị máy móc phía sau. Nước thải mía đường sẽ được chuyển qua hố thu. Dưới đáy hố thu có đặt máy bơm chìm có nhiệm vụ bơm nước thải qua bể điều hòa.

Bể điều hòa

Nước thải được dẫn qua bể điều hòa để ổn định lưu lượng, tốc độ và nồng độ chất thải trong nước thải giày da. Tại bể điều hòa có đặt hệ thống sục khí giúp cho xáo trộn đều nguồn nước, tránh lắng cặn và giúp xảy ra hiện tượng phân hủy kỵ khí trong bể.

Bể lắng 1

Có chức năng lắng các chất rắn lơ lửng và các chất hữu cơ có kích thước lớn

Bể sinh học kỵ khí UASB

Trong điều kiện kỵ khí, các chất hữu cơ có trong nước thải sẽ bị phân hủy thành các chất khí như: CH4, NH3, H2S,… tạo nên sự xáo trộn trong bể. Các chất khí có khuynh hướng bám vào các hạt bùn, nổi lên bềm mặt và va chạm với tấm hướng dòng. Các tấm này có nhiệm vụ tách khí, bùn và nước.

Phương trình sinh hóa cơ bản:

CHC + VSV à CH4 + NH3 + H2S + H2 + CO2 + tế bào mới

Bể Aerotank

Aerotank là quá trình sinh học hiếu khí. Do đó tại đây có đặt hệ thống thổi khí để cung cấp oxy để tạo năng lượng cho vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ.

Bể lắng II

Sau đó, nước thải mía đường được dẫn qua bể lắng. Tại đây 1 phần bùn cặn hữu cơ, xác vi sinh vật chết bị lắng xuống. Một phần bùn sẽ tuần hoàn lại vào bể Aerotank để cung cấp các vi sinh vật, chất dinh dưỡng cho vi sinh vật sinh trưởng. Phần bùn cặn sẽ chuyển qua bể chứa bùn, ép bùn để giảm khối lượng bùn rồi đem đi xử lý. Phần nước tách bùn sẽ được hoàn lưu lại hố thu và tiếp tục xử lý.

Bể lọc áp lực

Phần nước thải còn lại sau khi lắng sẽ qua bể lọc áp lực. Bể lọc áp lực giúp lọc các cặn, mùi, màu còn lại trong nước thải.

Bể khử trùng

Châm NaOCl vào bể để xử lý các vi khuẩn gây bệnh có trong nước thải bánh kẹo. Sau đó thải ra nguồn tiếp nhận.

Ưu điểm của công nghệ

  • Chi phí đầu tư thấp
  • Tiết kiệm diện tích
  • Hiệu quả xử lý tốt
  • Dễ vận hành, bảo trì bảo dưỡng

Liên hệ công ty:

 

© 2024: Công ty Môi trường Hòa Bình Xanh | GREEN EYE Theme by: D5 Creation | Powered by: WordPress