NƯỚC THẢI CƠ SỞ SẢN XUẤT THÉP
Giới thiệu
Vật liệu xây dựng luôn đổi mới và phát triển tiên tiến hơn. Từ khi công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển, thép trở thành vật liệu quan trọng không thể thiếu. Thép là nhân tố chính tạo nên những tòa nhà của Việt Nam. Do nhu cầu của nước nhà nói chung và ngành xây dựng nói riêng, các nhà máy sản xuất thép ngày càng phát triển và mở rộng quy mô. Sản xuất thép giúp mang lại nguồn kinh tế và vật liệu cho nước nhà. Tuy nhiên sản xuất thép cũng mang đến nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường. Nước thải phát sinh từ các công đoạn sản xuất nếu không xử lý triệt để trước khi thải ra sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người.
Quy trình sản xuất thép
Nguồn gốc phát sinh nước thải cơ sở sản xuất thép
Nước thải cơ sở sản xuất thép phát sinh chủ yếu từ các công đoạn nước làm mát. Nước này không được tuần hoàn lại hoàn toàn do chứa nhiều chất độc hại. Nước thải vệ sinh dụng cụ, vệ sinh nhà xưởng.
Ngoài ra, nước thải phát sinh tại đây có một phần là nước thải sinh hoạt của công nhân.
Tính chất của nước thải cơ sở sản xuất thép
Nước thải sản xuất thép chứa nhiều chất gây độc ảnh hưởng đến các loài thủy sinh và sức khỏe con người, đa số là các kim loại nặng.
- Nước thải chứa nhiều dầu mỡ, cặn bẩn, kim loại nặng từ quá trình vệ sinh, làm mát thiết bị.
- Nước thải chứa nhiều chất hữu cơ như phenol, hydroxit sắt, cyanua. Các chất này sẽ gây độc làm chết cá cũng như khiến người dân bị phơi nhiễm.
- Nước thải chứa nhiều chất hữu cơ từ việc sinh hoạt của công nhân.
Để đảm bảo cho việc xả thải mà không gây ô nhiễm môi trường cần thiết kế quy trình xử lý nước thải cơ sở sản xuất thép hợp lý.
Quy trình xử lý nước thải cơ sở sản xuất thép
Song chắn rác
Nước thải sinh hoạt chảy qua song chắn rác. Song chắn rác giữ lại các rác thô để tránh gây hư hại bơm trong các công trình phía sau. Rác thô sau khi được giữ lại sẽ được cào lên và đưa vào thùng rác.
Bể tách dầu
Nước thải được đưa qua bể tách dầu. Đặc thù nước thải cơ sở sản xuất thép sẽ có các dầu mỡ trong quá trình rửa và làm mát nên bể này là cần thiết. Bẫy mỡ hoạt động dựa trên nguyên lý khác nhau về trọng lượng của nước, chất rắn và dầu mỡ. Lọc, tách mỡ và chất rắn và giữ trong hộp bẫy
Bể điều hòa
Nước thải chảy tràn ra khỏi hố thu sẽ bơm qua bể điều hòa. Nhờ ejector sục khí, nước thải điều hòa về lưu lượng , tốc độ và nồng độ các chất : BOD, COD, SS,… cung cấp khí oxy hóa một phần hàm lượng COD, BOD trong nước thải, giảm bớt mùi hôi. Sau đó nước thải sẽ chuyển qua bể keo tụ tạo bông.
Bể keo tụ tạo bông
Công trình xử lý tiếp theo là bể keo tụ tạo bông. Tại đây, hóa chất keo tụ được đưa vào bể, nhờ cánh khuấy tạo sự khuấy trộn làm nên dòng chảy rối trong nước các ion trái dấu trong nước thải và chất keo tụ kết hợp với nhau tạo thành các hạt bông có kích thước lớn dễ lắng hơn. Bông cặn lắng xuống được đưa qua bể chứa bùn, phần nước còn lại được đưa qua bể lắng sơ cấp để tiếp tục đưa đến công trình xử lý tiếp theo.
Bể lắng
Nước thải từ bể keo tụ tạo bông bơm qua bể lắng 2 để lắng các bùn cặn. Sau đó bùn được đem qua bể chứa bùn để đưa đi xử lý.
Bể khử trùng
Phần nước trong sau lắng được đưa qua bể khử trùng. Javen được thêm vào bể để loại bỏ các vi sinh vật gây hại và các kim loại nặng.
Bể lọc áp lực
Nước thải chảy vào bể lọc áp lực qua lớp vật liệu lọc thường là đá, sỏi, cát,… sẽ xử lý triệt để các thành phần chất bẩn hữu cơ còn sót lại , cặn, màu , mùi trước khi thải ra ngoài môi trường.
Nước thải sau khi xử lý phải đạt QCVN 40 :2011/ BTNMT trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
Ưu điểm
Hiệu quả xử lý cao.
Dễ vận hành , bảo dưỡng.
Cần ít nhân viên trông coi.