nước thải chế biến cà phê
now browsing by tag
NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN CÀ PHÊ
Giới thiệu
Cà phê là thức uống phổ biến của mọi người vì trong cà phê có chứa hàm lượng cafein như là một chất kích thích chống buồn ngủ. Ngày nay, cà phê được chế biến theo nhiều dạng khác nhau như dạng bột, dạng hạt,…Việt nam là một trong những nước xuất khẩu cà phê thứ nhì thế giới, song song với việc phát triển đó, nước thải chế biến cà phê nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm cho môi trường và sức khỏe con người. Vì vậy cần phải có hệ thống xử nước thải chế biến cà phê phù hợp.
Dây chuyền công nghệ chung của ngành chế biến cà phê
quy trình sơ đồ chế biến cà phê nhân sống
Nguồn phát sinh nước thải chế biến cà phê
Nguồn phát sinh | Chất gây ô nhiễm |
Rửa thô | Chất rắn lơ lửng, các chất ô nhiễm không cao |
Xay vỏ | Độ đục và lượng cặn cao |
Ngâm enzim | Thành phần hữu cơ cao, ngoài ra còn có độ nhớt lớn |
Rửa sạch | Thành phần hữu cơ tương đối cao |
Chất thải rắn | Vỏ cà phê, bao bì chứa nguyên liệu, cành, que còn sót khi thu hoạch. |
Nước thải sinh hoạt | Thành phần cặn bã (TSS), các chất hữu cơ (BOD/COD), chất chất dinh dưỡng (N,P) và vi sinh gây bệnh. |
Hoạt động của lò sấy, quá trình xay vỏ | Các chất khí |
Thành phần và tính chất của nước thải chế biến cà phê
Nước thải chế biến cà phê có nồng độ ô nhiễm cao do chứa nhiều chất bẩn bám dính hạt cà phê (cát, đất, bụi, …), xác vỏ cà phê, hạt cà phê bị nát trong quá trình xay. Nồng độ ô nhiễm của nước thải cao cũng là do nước thải chứa nhiều thịt quả cà phê bị tan rã từ quá trình ngâm enzym ngoài ra do công nghệ chế biến không tốt.
Đề xuất hệ thống xử lý nước thải chế biến cà phê
quy trình sơ đồ xử lý nước thải chế biến cà phê
Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải chế biến cà phê
Sông chắn rác và hố thu
Nước thải chế biến cà phê được tập trung về hố thu. Trước hố thu có trang bị sông chắn rác để loại bỏ các loại rác có kích thước lớn tránh ảnh hưởng đến các công trình phía sau. Tại hố thu, nước thải được lưu trong 1 thời gian nhất định nhằm loại bỏ sơ bộ lượng cặn trong nước thải. Tiếp đến nước thải sẽ được bơm qua bể điều hòa
Bể điều hòa
Tại đây, bể có trang bị hệ thống phân phối khí nhằm xáo trộn nước thải tránh hiện tượng lắng cặn, giảm một phần các chất hữu cơ đồng thời điều hòa lưu lượng và nồng độ của chất thải. Nước thải tiếp tục được bơm qua bể keo tụ- tạo bông
Bể keo tụ- tạo bông
Tại đây, hóa chất keo tụ ( phèn nhôm) và chất trợ keo tụ ( Polymer) được châm vào bằng bơm định lượng. Nước thải chả qua ngăn tạo bông có hệ thống khuấy trộn với tốc độ chậm, đảm bảo cho các bông cặn kích thước nhỏ có thể chuyển động, va chạm và kết dính vào nhau tạo thành các bông cặn có kích thước lớn. Nước thải tự chảy qua bể lắng 1
Bể lắng 1
Tại đây, các bông cặn, chất rắn lơ lửng sẽ lắng xuống đáy và được bơm qua bể nén bùn.Nước thải trên bề mặt tiếp tục chảy qua bể aerotank.
Bể aerotank
Tại đây, diễn qua khá trình khử BOD, COD, NH4, NO3-. Đồng thời sục khí liên tục tạo điều kiện cho bùn hoạt tính luôn duy trì trạng thái lơ lửng, tiếp xúc với nước thải để quá trình phân hủy diễn ra nhanh hơn.
3 giai đoạn của quá trình xử lý sinh học hiếu khí:
- Oxi hóa các chất hưu cơ
- Tổng hợp tế bào mới
- Phân hủy nội bào
Bể lắng 2
Tại đây xảy ra quá trình tách pha giữa bùn và nước. Phần bùn lắng sẽ được tuần hoàn lại bể aerotank để duy trì mật độ vi sinh vật, một phần tập trung vào ngăn chứa bùn. Phần nước tự chảy qua bể khử trùng.
Bể khử trùng
Mục đích tiêu diệt các vi khuẩn, đảm bảo chất lượng nước đầu ra đạt tiêu chuẩn xả thải.
Ưu điểm công nghệ xử lý nước thải chế biến cà phê
– Nước sau khi xử lí đạt QCVN theo quy đinh hiện hành
– Xử lý triệt để các chất ô nhiễm có trong nước thải
– Quá trình bão dưỡng , vận hành đơn giản
– Được kiểm soát chặt chẽ bằng các thiết bị tự động