NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
now browsing by tag
NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
Giới thiệu
Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều ngành nghề phát triển đặc biệt là ngành công nghiệp dệt nhuộm. Công nghệ dệt nhuộm là một ngành công nghiệp với quy trình dệt nhuộm bao gồm rất nhiều công đoạn sản xuất, sử dụng nhiều hóa chất, đặc biệt là các loại phẩm màu khó phân hủy khi ra ngoài môi trường. Vì vậy, cần phải có hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm phù hợp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe con người.
Dây chuyền công nghệ chung của ngành công nghiệp dệt nhuộm
Nguồn phát sinh nước thải dệt nhuộm
- Kéo sợi
- Dệt vải – Xử lý hóa học
- Nhuộm – Hoàn thiện vải
Thành phần và tính chất của nước thải dệt nhuộm
Nước thải dệt nhuộm có thành phần đa dạng và phức tạp chủ yếu phụ thuộc vào loại hình sản suất, ngoài ra trong tất cả các công đoạn sản xuất đều sử dụng các hóa chất như phẩm màu, chất hoạt động bề mặt, chất oxi- hóa,…
Các chất ô nhiễm trong nước thải dệt nhuộm
Công đoạn | Chất ô nhiễm |
Hồ sơi, giũ hồ | Tinh bột, glucozo, carbonxyl metyl xelulozo, polyvinyl alcol, nhựa, chất béo và sáp |
Nấu, tẩy | NaOH, chất sáp và dầu mỡ, tro, soda, sicilat natri và sợi vụn |
Tẩy trắng | Hipoclorit, hợp chất chứa clo, NaOH, AOX, acid,.. |
Làm bong | NaOH, tạp chất |
Nhuộm | Các loại thuốc nhuộm, acid acetic và các loại muối kim loại |
In | Chất màu, tinh bột, dầu, đất sét, muối kim loại, acid… |
Hoàn thiện | Vệt tinh bột, mỡ động vật, muối |
Những ảnh hưởng từ các chất gây ô nhiễm trong nước thải dệt nhuộm
Chất ô nhiễm | Ảnh hưởng |
Formaldehyde resin | Được sử dụng trên quần áo để ngăn ngừa nấm mốc và chống nhăn. Tiếp xúc với Formaldehyde resin có thể gây viêm da, phồng rộp giác mạc, kích ững mũi và họng, gây chảy nước mắt, hắt hơi. |
Hợp chất amine | Khi các hợp chất Azo (thuốc nhuộm) thâm nhập vào cơ thể, chúng có thể bị phân hủy trong hệ trao đổi chất của cơ thể và sinh ra chất aromatic amine. Tiếp xúc lâu dài, amine có thể thẩm thấu dễ dàng qua da, gây dị ứng, kích ứng da, dẫn tới các bệnh về da như viêm da dị ứng,… nguy hiểm hơn, quy trình phân hủy Azo có thể xảy ra trong đường ruột, trong gan hoặc gây bệnh ung thư. |
Nonylphenol ethoxylates (NPE) | Là loại hóa chất hữu cơ phổ biến trong công nghiệp, được sử dụng làm chất hoạt động bề mặt (đối với các sản phẩm dệt may) hoặc chất tẩy rửa công nghiệp. Tiếp xúc với chất NPE sẽ gây kích ứng da, mắt, phổi và hệ tiêu hóa, làm rối loạn một số thành phần nội tiết. |
Trichlorbenzol | Dùng làm trợ chất cho qui trình nhuộm, chất này có thể gây ung thư, buồn nôn, đau đầu. |
Triclosan | Thường dùng làm chất kháng khuẩn cho các loại vải, nhưng khi lượng Triclosan vượt quá mức cho phép sẽ làm da bị mẩn ngứa, viêm da, quần áo có mùi hắc, gây khó chịu cho người mặc. |
Đề xuất hệ thống xử lý nước dệt nhuộm
Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm
Song chắn rác và bể thu gom
Nước thải dệt nhuộm tự chảy qua song chắn rác bằng mương thoát nước mục đích loại bỏ các loại rác có kích thước lớn hạn chế bị nghẽn , hư hỏng các công trình phía sau. Nước thải tự chảy sang bể điều hòa.
Bể điều hòa
Bên trong bể bố trí hệ thống máy thổi khí xáo trộn nước thải giúp hạn chế quá trình lắng cặn trong bể đồng thời điều hòa lưu lượng và ổn định nồng độ chất ô nhiễm. Nước thải sẽ được bơm sang tháp giải nhiệt.
Tháp giải nhiệt
Mục đích giảm nhiệt độ nước thải xuống. Nước thải tiếp tục được bơm sang bể keo tụ.
Bể keo tụ
Tại đây sẽ được châm hóa chất keo tụ kết hợp với các chất ô nhiễm tạo thành bông cặn, đồng thời trang bị hệ thống khuấy trộn cơ học với vận tốc nhỏ nhằm trộn đều hóa chất với chất ô nhiễm. Hỗn hợp nước thải tự chảy qua bể phản ứng tạo bông.
Bể phản ứng tạo bông
Bên trong bể sẽ diễn ra quá trình hình thành bông cặn, các bông cặn có kích thước nhỏ sẽ va chạm, kết dính vào nhau tạo thành những bông cặn có kích thước lớn và lắng xuống sẽ được đưa sang bể lắng 1.
Bể lắng 1
Tại đây sẽ lắng một phần các chất rắn có kích thước lớn. Bùn từ bể lắng 1 sẽ được đưa sang bể nén bùn. Phần bùn dư được bơm sang máy ép bùn để tách nước tạo thành bùn khô và nước. Phần bùn khô được phân loại vào chất thải rắn nguy hại phần nước sau khi ép bùn sẽ được bơm lại bể điều hòa tiếp tục xử lý. Nước từ bể lắng 1 sẽ được dẫn qua bể aerotank để xử lý triệt để các chất hữu cơ.
Bể Aerotank
Bên trong bể có hệ thống sục khí đều khắp diện tích bể tạo điều kiện cung cấp đủ oxy một cách liên tục và duy trì bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng. Vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ đơn giản như CO2, H2O…
Phương trình phản ứng: CHC + VSV hiếu khí –> H2O + CO2
Hiệu suất sau khi xử lý của bể aerotank đạt khoảng 90-95% . Nước thải tiếp tục sang bể lắng 2.
Bể lắng 2
Tại đây xảy ra quá trình tách pha giữa bùn và nước, lượng bùn dư ở bể lắng 2 sẽ được tuần hoàn sang bể aerotank đảm bảo nồng độ bùn nhất định trong bể.Nước thải tiếp tục sang bể trung gian.
Bể trung gian
Mục đích chứa nước tạm thời có thể bổ sung thêm hóa chất khử trùng để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh trước khi qua bể lọc áp lực.
Bể lọc áp lực
Ở bể lọc áp lực có các lớp vật liệu lọc như cát thạch anh, sỏi đỡ, than hoạt tính giúp loại bỏ các thành phần ô nhiễm còn lại trong nước. Nước sau khi lọc sẽ được xả vào nguồn tiếp nhận.
Ưu điểm công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm
- Nước sau khi xử lí đạt QCVN theo quy đinh hiện hành
- Chi phí vận hành ở mức trung bình
- Hiệu quả loại bỏ SS từ 89-93%, COD 89-94%, BOD 90-95% và độ màu 88-95%.
- Khả năng tự động hóa và kiểm soát quá trình xử lý tốt