nước thải giết mổ gia súc
now browsing by tag
XỬ LÝ NƯỚC THẢI GIẾT MỔ GIA SÚC
Giới thiệu
Ngành giết mổ gia súc từ lâu đã là ngành không thể thiếu ở Việt Nam. Do nhu cầu cuộc sống, nhiều cơ sở giết mổ với quy mô lớn nhỏ ngày càng phát triển. Theo dự kiến đến năm 2020 ở khu vực nội thành miền Bắc có 16 cơ sở giết mổ công nghiệp hoạt động, 72 cơ sở giết mổ tập trung thủ công. Một số cơ sở giết mổ hiện diện cán bộ thú y, nhưng tình trạng mất vệ sinh vẫn không được khắc phục. Nước thải giết mổ gia súc không được xử lý triêt để nếu thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm môi trường trầm trọng.
Xử lý nước thải giết mổ gia súc hiện nay là một vấn đề đáng quan tâm.
Quy trình công nghệ từ các lò giết mổ gia súc
Nguồn gốc phát sinh nước thải giết mổ gia súc
Nước thải giết mổ gia súc phát sinh từ nhiều công đoạn ;
- Nước vệ sinh thiết bị trong cơ sở
- Nước vệ sinh chuồng trại
- Nước thải công đoạn chọc tiết
- Nước thải công đoạn cạo lông, làm sạch nội tạng
- Nước thải sinh hoạt của công nhân tại cơ sở
Tính chất đặc trưng của nước thải giết mổ gia súc
- Nước thải chế biến thịt có lượng chất béo, màng nhầy, dầu mỡ, lông,bụi… tải lượng ô nhiễm cao.
- Nồng độ chất rắn cao. BOD và COD khá cao. Chứa nhiều các hợp chất hữu cơ của C, N, P.
- Nồng độ dầu mỡ, acid béo cao
Số tt | Thông số | Đơn vị | Hàm lượng |
1 | pH | – | 6,5-8,5 |
2 | Dầu mỡ | mg/L | 50-200 |
3 | BOD5 | mg/L | 1500-2000 |
4 | COD | mg/L | 2000-2800 |
5 | TSS | mg/L | 350-700 |
6 | Tổng Coliform | MPN/100mL | 104-105 |
7 | Nito tổng | mg/L | 100-250 |
8 | Photpho tổng | mg/L | 10-50 |
Đề xuất quy trình xử lý nước thải giết mổ gia súc
Song chắn rác
Nước thải giết mổ gia súc qua song chắn rác để loại bỏ rác thô.
Bể tự hoại
Phân cùng nước thải được xử lý sơ bộ bằng hệ thống bể tự hoại. Phân lắng xuống đáy bể, phân hủy kỵ khí sinh khí CH4.
Bể điều hòa
Nước thải chảy tràn ra khỏi bể tự hoại kết hợp với nước thải sinh hoạt sẽ chảy vào bể thu gom và bơm qua bể điều hòa.Nhờ ejector sục khí, nước thải được điều hòa về lưu lượng và nồng độ các chất : BOD, COD, SS,… cung cấp khí oxy hóa một phần hàm lượng COD, BOD trong nước thải, giảm bớt mùi hôi.
Nước thải từ bể điều hòa bơm vào bể tuyển nổi. Trong bể tuyển nổi, một số chất lắng xuống đáy, một số chất sẽ nổi trên bề mặt.
Bể UASB
Nước thải tiếp tục đưa qua bể UASB xảy qua quá trình phân hủy kỵ khí. Tại đây, vi sinh vật kỵ khí xử lý các hợp chất hữu cơ qua 4 giai đoạn : thủy phân, acid hóa, acetat hóa, methane hóa. Nước thải có pH, COD giảm.
Bể Anoxic
Nước thải giết mổ gia súc có hàm lượng BOD và chất hữu cơ cao. Bể Anoxic kết hợp bể Aerotank khử BOD, khử NH4+, NO3–, tận dụng cacbon để khử BOD, tiết kiệm được oxy để khử amoni.
Bể Aerotank
Nước thải được bơm vào bể Aerotank để thực hiện quá trình xử lý hiếu khí. Nước thải được trộn đều với bùn hoạt tính, oxy trong máy thổi khí cung cấp khí cho vi sinh vật hiếu khí phân giải các hợp chất hữu cơ còn lại.
Bể lắng
Nước thải có chứa bùn hoạt tính được chuyển qua bể lắng để tách bùn. Một phần bùn được chuyển qua sân phơi bùn, phần còn lại tuần hoàn về bể Aerotank để tránh thất thoát sinh khối.
Bể khử trùng
Phần nước trong sau lắng được đưa qua bể khử trùng. Chlorin được châm vào bể để diệt các vi sinh vật có hại.
Nước thải giết mổ gia súc sau xử lý thải ra nguồn tiếp nhận đạt QCVN 40:2011/BTNMT.
Ưu điểm
Hiệu quả xử lý cao, xử lý được BOD, N, P,..
Hệ thống đơn giản, dễ vận hành
Tiết kiệm năng lượng