NƯỚC THẢI XI MẠ
now browsing by tag
NƯỚC THẢI XI MẠ
Giới thiệu
Hiện nay, công nghiệp xi mạ là một trong những ngành công nghiệp phát triển ở Việt Nam . Bao gồm các quá trình sản xuất các sản phẩm kim loại , thường được phân loại thành một phân xưởng để mạ hoặc sơn để hoàn thiện sản phẩm . Nước thải xi mạ thường chứa ít nồng độ các chất hữu cơ COB,BOD… Nhưng nồng độ các muối kim loại nặng Niken,Crom, Cu, Fe… và muối vô cơ rất cao . Vì vậy , cần phải có hệ thống xử lý nước thải xi mạ phù hợp để chất lượng nước đầu ra đạt chuẩn trước khi xả ra ngoài môi trường để giảm thiểu trình trạng ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe con người.
Các sản phẩm xi mạ
Dây chuyền công nghệ chung của ngành công nghiệp xi mạ
Nguồn phát sinh nước thải xi mạ
Nước thải xi mạ phụ thuộc rất nhiều vào quy mô , loại hình sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp . Nguồn phát sinh nước thải xi mạ thường được chia làm 2 quá trình sau:
- Quá trình xi mạ : Nguồn phát sinh nước thải từ quá trình này do dung dịch bị rò rỉ hoặc bám vào các chi tiết ra ngoài . Ngoài ra các bể mạ sau một thời gian hoạt động cần phải được làm sạch nên đã thải các chất bẩn ra ngoài . Nước thải từ quá trình này phát sinh không nhiều nhưng chứa đa dạng các chất ô nhiễm.
- Quá trình làm sạch bề mặt chi tiết: Trên bề mặt kim loại thường bám nhiều dầu mỡ do các giai đoạn bảo dưỡng và đánh bóng cơ học . Vì vậy , cần phải làm sạch bề mặt kim loại bằng phương pháp tẩy dầu mỡ bằng kiềm, dung môi hoặc phương pháp điện phân . Lượng nước thải phát sinh từ quá trình này chủ yếu chứa dầu,acid, ion kim loại và các hóa chất.
Thành phần và tính chất của nước thải xi mạ
-
Nước thải xi mạ:
Có thành phần đa dạng nhưng chứa chủ yếu các muối vô cơ và kim loại nặng .Tùy thuộc vào loại hình sản xuất mà có thể phát sinh ra các chất ô nhiễm như Cu, Zn, Cr, Ni…và cũng tùy thuộc vào loại muối kim loại được sử dụng mà nước thải có chứa các độc tố như cyanua, sun fat, amoni, cromat…là những nguồn ô nhiễm khó phân hủy . Khi phát thải ra ngoài mà không ra xử lý sẽ gây tích tụ lâu dài trong các động vật thủy sinh theo nhiều chuỗi thức gây ảnh hưởng đến môi trường cũng như sức khỏe con người nghiêm trọng .
-
Bảng tính chất nước thải xi mạ
Chỉ tiêu |
Đơn vị |
Giá trị |
pH |
– |
3-11 |
Niken |
mg/L |
5-85 |
Crom |
mg/L |
1-100 |
Kẽm |
mg/L |
20-150 |
Đồng |
mg/L |
15-200 |
Sắt | mg/L |
1-50 |
COD |
1-50 |
|
cyanua | mg/L |
400-600 |
Nước thải nên phân loại thành 3 dòng riêng biệt:
- Nước rửa loãng
- Nước rửa thiết bị có hàm lượng các kim loại , dầu mỡ và xà phòng ở mức trung bình
- Bể nhúng, bể ngâm chứa các dung dịch thải đậm đặc
- Dòng acid cromic và cyanide sẽ được tách riêng biệt để dễ dàng cho quá trình xử lý
Chất gây ô nhiễm trong nước thải xi mạ
Chất ô nhiễm | Nguy cơ tiềm tàng |
Dòng acid, kiềm | Thay đổi pH, ăn mòn |
Hydroxit, carbonat, phosphat | Hình thành cặn lơ lửng |
Dầu, mỡ | Độc đối với thủy sinh |
Các chất hoạt động bề mặt | Độc đối với thủy sinh |
Cyanua, Ni, Cu,Zn, Cr… | Độc |
Những ảnh hưởng từ các chất gây ô nhiễm trong nước thải xi mạ
Chất gây ô nhiễm | Ảnh hưởng | |
Đối với con người | Ni và hợp chất của Ni
Cr và hợp chất của Cr
Zn và hợp chất Zn
Cu và hợp chất của Cu |
-Viêm da
-Tổn thương bề mặt da, viêm loét niêm mạc, mũi -It độc. Tiếp xúc nhiều với muối ZnCl2 gây lở loét tay -Dị ứng nhẹ. Tiếp xúc thường xuyên gây hiện tượng mất màu da. |
Đối với nước mặt và nước ngầm | Nước thải xi mạ | -Tích lũy các ion kim loại độc trong lòng đất.
-Ảnh hưởng đến sinh thái thủy sinh và chất lượng nguồn nước cấp cho sinh hoạt và sản xuất |
Đối với việc xử lý nước thải | Kim loại độc như Cr6+,Zn2+…
Acid, kiềm |
-Gây chết vi sinh vật trong quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học |
Đề xuất hệ thống xử lý nước thải xi mạ
Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải xi mạ
Bể tiếp nhận
Nước thải xi mạ được thu gom về bể tiếp nhận .
Sông chắn rác
Tiếp đó nước thải sẽ đi qua sông chắn rác loại bỏ các chất thải rắn, cặn có kích thước lớn, tránh ảnh hưởng tới công trình phía sau.
Bể điều hòa
Nước thải sẽ được bơm sang bể điều có sục khí mục đích điều hòa lưu lượng và nồng độ chất thải. Bên trong bể có trang bị hệ thống cánh khuấy trộn đều nước nước thải trên toàn diện tích tránh hiện tượng lắng và tích tụ cặn ở dưới đáy bể .
Bể phản ứng
Nước thải tiếp tục được bơm sang bể phản ứng có bơm định lượng để đo và được điều chỉnh pH sao cho phù hợp, đồng thời châm các hóa chất NaHSO4, FeSO4 với liều lượng nhất định. Có trang bị hệ thống cánh khuấy với tốc độ lớn để trộn nhanh và đều hóa chất vào nước thải .
Bể keo tụ
Sau đó hỗn hợp nước thải và hóa chất sẽ tự chảy qua bể keo tụ – tạo bông. Tại bể này sẽ được châm hóa chất phèn nhôm và Ca(OH)2 với liều lượng phù hợp , có trang bị hệ thống cánh khuấy với tốc độ chậm mục đích tạo điều kiện cho các bông cặn kích thước nhỏ chuyển động, va chạm, kết dính và tạo thành những bông cặn kích thước lớn lắng xuống . Hỗn hợp nước và bông cặn sẽ tự chảy sang bể lắng.
Bể lắng
Tại đây bông cặn và nước sẽ được tách riêng , phần cặn lắng xuống đáy bể và được dẫn sang bể chứa bùn lưu giữ ở một thời gian nhất định và được mang đi xử lý, phần nước thải trên bề mặt sẽ chảy qua bể trung gian điều hòa lưu lượng nước chuẩn bị cho quá trình lọc áp lực.
Bể lọc áp lực
Tại bể lọc áp lực có chứa các vật liệu lọc như sỏi đỡ, cát thạch anh và than hoạt tính để loại bỏ các chất hữu cơ khó phân hủy sinh học. Nước sau khi lọc sẽ được xả vào nguồn tiếp nhận.
Ưu điểm công nghệ xử lý nước thải xi mạ
- Nước sau khi xử lí đạt QCVN theo quy đinh hiện hành
- Xử lý triệt để hàm lượng kim loại nặng có trong nước thải
- Quá trình bão dưỡng , vận hành đơn giản
- Được kiểm soát chặt chẽ bằng các thiết bị tự động