xử lý nước thải phòng khám
now browsing by tag
Xử lý nước thải phòng khám
Giới thiệu
Đời sống con người ngày càng phát triển, bên cạnh đó ô nhiễm môi trường cũng ngày một tăng ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Do đó vấn đề chăm sóc sức khỏe cũng được quan tâm nhiều hơn. Các bệnh viên luôn trong tình trạng quá tải. Ngoài bệnh viện ra thì rất nhiều phòng khám tư nhân có quy mô vừa và nhỏ được mở ra nhằm phục vụ nhu cầu của người dân đặc biệt là ở các thành phố lớn. Bên cạnh sự phát triển về kinh tế, dịch vụ tư.. song phát triển các phòng khám cũng tạo ảnh hưởng không tốt đối với môi trường. Do đó xử lý nước thải phòng khám cũng là vấn đề cần được quan tâm so với xử lý nước thải bệnh viện.
Thành phần tính chất nước thải phòng khám
Nước thải từ phòng khám: dịch, máu, các loại hóa chất dùng xét nghiệm, khử trùng, tẩy rửa, các loại vaccin, ật, các phế phẩm thuốc, dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh, vi sinh vật gây bệnh,… nên cần phải xử lý nước thải phòng khám trước khi thải ra ngoài môi trường.
Nước thải phát sinh từ các phòng khám chứa nhiều chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, các chất dinh dưỡng N, P và các vi trùng gây bệnh. Nồng độ BOD5, COD trong nước thải không cao, rất thích hợp cho quá trình xử lý sinh học.
Stt |
Thông số | Đơn vị | Nồng độ |
1 | pH | – |
6.8 – 7.2 |
2 |
SS | mg/L | 120 – 210 |
3 | BOD5 | mg/L |
80 – 152 |
4 |
COD | mg/L | 110 – 220 |
5 | Tổng Nito | mg/L |
30 – 40 |
6 |
Tổng Phospho | mg/L | 3 – 5 |
7 | Tổng Coliform | MPN/100mL |
104 – 106 |
Quy trình công nghệ xử lý nước thải phòng khám
Thuyết minh công nghệ
Nước thải y tế từ phòng khám qua song chắn rác loại bỏ các rác thải có kích thước lớn. Sau đó được tập trung vào bể thu gom.
Bể điều hòa
Nước thải được dẫn qua bể điều hòa nhằm mục đích ổn định lưu lượng nước thải. Tại đây có bố trí máy thổi khí vào nhằm khuấy trộn nước thải tạo điều kiện hiếu khí tránh sự phân hủy kỵ khí. Bể điều hòa còn giảm bớt sự dao động hàm lượng các chất bẩn trong nước thải. Ngăn cản lượng nước thải có nồng độ chất độc hại cao đi trực tiếp vào các công trình xử lý sinh học sau.
Bể sinh học MBR
Tại bể sinh học MBR, quá trình phân hủy chất hữu cơ xảy ra khi nước thải tiếp xúc với bùn trong điều kiện sục khí liên tục. Việc sục khí tại vùng hiếu khí nhằm đảm bảo các yêu cầu cung cấp đủ lượng oxy cho hoạt động của vi sinh vật. Bên cạnh đó duy trì bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng bằng cách dùng máy thổi khí và hệ thống phân phối được lắp ở đáy bể. Sau thời gian lưu nước thích hợp, nước thải được bơm vào các module màng lọc MF, nước thải sau lọc chảy vào bể khử trùng.
Bể khử trùng
Tại bể khử trùng, nước thải được châm hóa chất Javen (NaOCl 6%) vào bể khử trùng, Javel là chất oxy hóa mạnh thường được sử dụng rộng rãi trong quá trình khử trùng nước thải. Ngoài mục đích khử trùng, javel còn có thể sử dụng để giảm mùi. Dung dịch Javel được bơm định lượng vào hệ thống khử trùng để tiến hành khử trùng nước thải.
Nước sau khi khử trùng, đạt tiêu chuẩn và đủ điều kiện xả ra nguồn tiếp nhận. Nước sau xử lý đạt QCVN 28:2010/BTNMT – cột A về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế.
Bể chứa bùn
Lượng bùn dư hàng ngày từ bể sinh học MBR được bơm về bể chứa bùn. Sau đó được hút định kỳ và đem xử lý theo quy định.
- Ưu điểm của công nghệ :
Đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra đạt yêu cầu. - Không chiếm nhiều diện tích xây dựng
- Chi phí lắp đặt và chi phí thiết bị hợp lý
- Không cần bể lắng và giảm kích thước bể nén bùn
- Thích hợp dùng cho các công trình nước thải có quy mô vừa và nhỏ đặc biệt là những nơi khó lắp đặt như trong phòng khám.
Liên hệ