Xử lý nước thải nhà bếp
Giới thiệu
Nhà bếp luôn là nơi chế biến cung cấp thức ăn cho gia đình, khách sạn hay nhà hàng, bởi vậy phải luôn đảm bảo được vệ sinh một cách tuyệt đối. Bên cạnh đó việc xả thải ra môi trường cũng phải đảm bảo. Tuy nhiên hiện nay, việc xử lý nước thải nhà bếp tại một số nhà hàng, khách sạn chưa được quan tâm nhiều. Nguồn nước thải này nếu không được xử lý, khi thải ra nguồn tiếp nhận sẽ làm ô nhiễm môi trường nước khu vực. Song song với việc gây ô nhiễm môi trường là ảnh hưởng tới cái sinh vật thủy sinh và sức khỏe con người. Do đó, cần phải xử lý nước thải nhà bếp để đảm bảo đạt tiêu chuẩn thải mà các cơ quan quản lý cho phép trước khi thải ra môi trường.
Thành phần tính chất nước thải nhà bếp
Nước thải nhà ăn, nhà bếp chủ yếu chứa nhiều dầu mỡ, chất hữu cơ, vi sinh vật gây bệnh, các chất dinh dưỡng như Nito, Photpho. Ngoài ra còn chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh, vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ cần thiết cho các quá trình chuyển hóa chất bẩn có trong nước thải, chứa nhiều các chất tẩy rửa, tạp chất nguy hại…
Stt |
Thông số | Đơn vị | Giá trị | QCVN 14:2008/ BTNMT,
Cột A |
1 | pH | – | 6.8 |
5 – 9 |
2 |
BOD5 | mg/L | 450 | 30 |
3 |
SS | mg/L | 300 | 50 |
4 | Dầu mỡ | mg/L | 55 |
10 |
5 | NO3– | mg/L | 25 |
5 |
6 |
PO43- | mg/L | 12 | 6 |
7 | Tổng Coliform | mg/L | 5000 |
3000 |
Quy trình công nghệ xử lý nước thải nhà bếp
Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải nhà bếp
Bể tách dầu mỡ
Nước thải từ nhà bếp được dẫn vào bể tách dầu. Tại đây loại bỏ các rác thải có kích thước lớn ra khỏi dòng nước. Lượng dầu được vớt ra thường xuyên và chứa trong thùng chứa. Nước đầu ra cũng bể tách dầu được chảy vào bể điều hòa. Nước thải từ khu vệ sinh sau khi qua hầm tự hoại tập trung về bể điều hòa.
Bể điều hòa
Tại bể điều hòa có bố trí máy thổi khí để xáo trộn nước thải tạo điều kiện hiếu khí tránh sự phân hủy kỵ khí và tránh phát sinh mùi. Bể điều hòa có mục đích ổn định lưu lượng nước thải. Ngoài ra còn giảm bớt sự dao động hàm lượng các chất bẩn trong nước thải. Ngăn cản lượng nước thải có nồng độ chất độc hại cao đi trực tiếp vào các công trình xử lý sinh học sau.
Bể Anoxic
Nước thải sau đó đi qua bể Anoxic (bể thiếu khí). Tại bể Anoxic, NO3– có trong nước thải sẽ chuyển hóa thành N2 phân tử và giải phóng vào không khí qua đó làm giảm nồng độ nitrate.
Bể Aerotank
Sau đó nước thải tiếp tục đi qua bể Aerotank (sinh học hiếu khí). Trong bể Aerotank, Amoni có trong nước thải sẽ chuyển hóa thành nitrit và nitrat. Lượng nitrat sinh ra trong quá trình hiếu khí một phần sẽ được tuần hoàn lại bể thiếu khí để thực hiện quá trình khử nitrat.
Bể lắng sinh học
Nước thải sau đó sẽ tràn qua bể lắng sinh học, bùn được lắng xuống đáy bể. Một phần bùn trong bể được tuần hoàn lại bể Aerotank để duy trì lượng sinh khối. Một phần sẽ đưa qua bể chứa bùn, sau đó đem nén lại và có đơn vị đến thu gom theo định kỳ. Nước trong tràn qua bể khử trùng.
Bể khử trùng
Nước thải được châm NaClO để loại bỏ hết các tạp chất còn lại trong nước thải ở bể khử trùng. Nước sau xử lý được thải ra nguồn tiếp nhận đạt QCVN 14:2008/BTNMT
Ưu điểm công nghệ
- Hiệu quả xử lý cao và hiệu quả.
- Loại bỏ các chất hữu cơ
- Giảm thiểu tối đa mùi hôi
- Nhu cầu oxy sinh hóa lớn (BOD) loại bỏ ô nhiễm cung cấp một dòng nước chất lượng tốt.
- Quá trình oxy hóa và nitrat hóa đạt được
- Ổn định bùn
- Khả năng loại bỏ ~ 97% chất rắn lơ lửng