NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN MÌ ĂN LIỀN

now browsing by tag

 
 

NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN MÌ ĂN LIỀN

Giới thiệu

Mì ăn liền hay còn gọi là mì gói là món ăn nhanh được mọi người ưa chuộng vì sự tiện lợi như nhanh, gọn và rẻ tiền. Để tạo ra 1 gói mì ăn liền thì các nhà sản xuất phải thực hiện các công đoạn rất phức tạp sinh ra các loại nước thải khác nhau. Vì vậy cần phải có hệ thống xử lý nước thải chế biến mì ăn liền phù hợp để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe con người

Dây chuyền công nghệ chung của ngành chế biến mì ăn liền

quy trình công nghệ chế biến mì ăn liền

Nguồn phát sinh nước thải chế biến mì ăn liền

Chủ yếu từ các công đoạn sản xuất như : cán-cắt sợi, hấp chín, phun nước lèo, chiên dầu…

Thành phần và tính chất của nước thải chế biến mì ăn liền

Bảng thông số ô nhiễm của nước thải sản xuất mì ăn liền

Những ảnh hưởng từ các chất gây ô nhiễm trong nước thải chế biến mì ăn liền

Nguồn ô nhiễm

ảnh hưởng

Chất rắn lơ lửng (SS) Gây ảnh hưởng đến thủy sinh, tăng độ đục của nước (giảm giá trị cảm quan) và gây bồi lắng dòng chảy.
Dầu mỡ

Ngăn cản quá trình hô hấp, quang hợp và cung cấp năng lượng của thực vật thủy sinh → chết hàng loạt

 

Đề xuất hệ thống xử lý nước thải chế biến mì ăn liền

Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải chế biến mì ăn liền

Bể thu gom

Trước khi qua bể thu gom nước thải sẽ qua sông chắn rác để loại bỏ các loại rác có kích thước lớn tránh gây hư hỏng đến các công trình phía sau. Từ bể thu gom nước thải sẽ chảy qua bể tách dầu mỡ

Bể tách dầu mỡ

Tại đây, nước thải sẽ được lưu giữ trong một thời gian đã được tính toán để lớp dầu mỡ nổi lên trên bề mặt và có hệ thống ống thu dầu mỡ. Phần nước thải ở dưới sẽ chảy qua bể điều hòa

Bể điều hòa

Tại đây, có trang bị hệ thống máy thổi khí mục đích khuấy  trộn đều nước thải tránh hiện tượng lắng cặn dưới đáy bể đồng thời điều hòa lưu lượng và ổn định nồng độ chất thải. Tiếp theo nước thải sẽ được bơm sang bể tuyển nổi.

Bể tuyển nổi

Tại đây có trang bị hệ thống sục khí tạo điều kiện cho các hạt cặn có kích thước nhỏ nổi trên bề mặt. Phần nước phía dưới sẽ chảy qua bể aerotank

Bể aerotank

Tại đây, diễn qua khá trình khử BOD, COD, NH4, NO3-. Đồng thời sục khí liên tục tạo điều kiện cho bùn hoạt tính luôn duy trì trạng thái lơ lửng, tiếp xúc với nước nước thải để quá trình phân hủy diễn ra nhanh hơn.

3 giai đoạn của quá trình xử lý sinh học hiếu khí:

  • Oxi hóa các chất hưu cơ
  • Tổng hợp tế bào mới
  • Phân hủy nội bào

Bể lắng sinh học

Tại đây xảy ra quá trình tách pha giữa bùn và nước. Phần bùn lắng sẽ được tuần hoàn lại bể aerotank để duy trì mật độ vi sinh vật, một phần tập trung vào ngăn chứa bùn. Phần nước tự chảy qua bể khử trùng

Bể khử trùng

Tại đây sử dụng hóa chất NaOCl là chất khử trùng để diệt các vi khuẩn gây bệnh. Diễn ra hai quá trình:

–        Khuếch tán xuyên qua tế bào vi sinh vật

–        Phản ứng với tế bào phá hoại quá trình trao đổi chất

Bể lọc áp lực

Tại đây sử dụng các vật liệu lọc như sỏi đỡ, cát thạch anh, than hoạt tính để loại bỏ các cặn lơ lửng có kích thước nhỏ. Nước sau khi lọc sẽ được xả ra nguồn tiếp nhận.

Ưu điểm công nghệ xử lý nước thải chế biến mì ăn liền

–        Nước sau khi xử lí đạt QCVN theo quy đinh hiện hành

–        Xử lý triệt để các chất ô nhiễm có trong nước thải

–        Quá trình bão dưỡng , vận hành đơn giản

–        Được kiểm soát chặt chẽ bằng các thiết bị tự động

© 2024: Công ty Môi trường Hòa Bình Xanh | GREEN EYE Theme by: D5 Creation | Powered by: WordPress