nước thải chế biến thủy sản

now browsing by tag

 
 

NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN

 

Giới thiệu

Ngành chế biến thủy sản là ngành công nghiệp lâu đời ở Việt Nam. Với vị trí địa lý có dường bờ biển kéo dài, Việt Nam thuận lợi phát triển chế biến thủy sản.

Tuy mang lại nguồn kinh tế và cơ hội việc làm cho người dân nhưng lượng nước thải thủy sản phát sinh trong quá trình chế biến không hề nhỏ. Nước thải chế biến thủy sản chứa nhiều chất hữu cơ nếu không xử lý triệt để sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người.

 

Quy trình chế biến thủy sản

Nguồn gốc phát sinh nước thải chế biến thủy sản

Nước thải chế biến thủy sản phát sinh từ nhiều công đoạn :

  • Công đoạn rửa trước chế biến, công đoạn giết mổ.
  • Rửa các thiết bị, dụng cụ , máy móc trong xưởng.
  • Nước thải vệ sinh nhà xưởng.

Ngoài ra còn có nước thải sinh hoạt của công nhân.

Tính chất nước thải chế biến thủy sản

Lưu lượng và thành phần nước thải chế biến thủy sản khác nhau giữa các nhà máy. Phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu sử dụng và thành phần các chất sử dụng khi chế biến.

Nước thải chế biến thủy sản :

  • Có mùi hôi, tanh, nhiều vảy vụn phế thải từ cá.
  • Chứa nhiều chất rắn, cặn lơ lửng.
  • Hàm lượng chất hữu cơ, protein, lipit , dầu mỡ cao.
  • Chứa nhiều vi trùng gây bệnh như vi khuẩn, virut, giun sán,…

Nước thải sinh hoạt của công nhân chứa các chất cặn bã, chất rắn lơ lửng, dầu mỡ, chất tẩy rửa, chất hoạt động bề mặt, các chất dinh dưỡng và các vi sinh vật.

Thông số Đơn vị Hàm lượng
pH 6-8
SS mg/L 200-1000
COD mg/L 1500-3000
BOD5 mg/L 1000-1800
Tổng N mg/L 120-160
Tổng P mg/L 6-10
Dầu mỡ mg/L 150-250

Đề xuất quy trình xử lý nước thải chế biến thủy sản

 

Song chắn rác

Nước thải chế biến thủy sản qua song chắn rác để loại bỏ rác thô. Rác được vớt lên và đưa vào thùng rác.

Bể lắng cát

Lượng cát trong thủy sản lớn nên nước thải cần qua bể lắng cát. Mục đích để tránh mài mòn phá hủy các bộ phận chuyển động cơ học, giảm hình thành cặn lắng.

Bể điều hòa

Nước thải chảy ra khỏi bể lắng cát kết hợp với nước thải sinh hoạt sẽ chảy vào bể thu gom và bơm qua bể điều hòa.Nhờ ejector sục khí, nước thải được điều hòa về lưu lượng và nồng độ các chất : BOD, COD, SS,… cung cấp khí oxy hóa một phần hàm lượng COD, BOD trong nước thải, giảm bớt mùi hôi.

Bể tuyển nổi

Nước thải từ bể điều hòa bơm vào bể tuyển nổi. Nước thải chế biến thủy sản có lượng dầu mỡ cao nên cần có bể tuyển nổi.  Trong bể tuyển nổi, một số chất lắng xuống đáy, một số chất sẽ nổi trên bề mặt. Sau đó vớt dầu mỡ trên bề mặt để xử lý.

Bể UASB

Nước thải tiếp tục đưa qua bể UASB xảy qua quá trình phân hủy kỵ khí để tạo ra các chất vô cơ đơn giản và khí Biogas. Tại đây, vi sinh vật kỵ khí xử lý các hợp chất hữu cơ qua 4 giai đoạn : thủy phân, acid hóa, acetat hóa, methane hóa. Nước thải có pH,  COD giảm.

Bể Anoxic

Nước thải chế biến thủy sản có hàm lượng BOD và chất hữu cơ cao. Bể Anoxic kết hợp bể Aerotank khử BOD, khử NH4+, NO3, tận dụng cacbon để khử BOD, tiết kiệm được oxy để khử amoni.

Bể Aerotank

Nước thải được bơm vào bể Aerotank để thực hiện quá trình xử lý hiếu khí. Nước thải được trộn đều với bùn hoạt tính, oxy trong máy thổi khí cung cấp khí cho vi sinh vật hiếu khí phân giải các hợp chất hữu cơ còn lại.

Bể lắng

Nước thải có chứa bùn hoạt tính được chuyển qua bể lắng để tách bùn. Một phần bùn được chuyển qua sân phơi bùn, phần còn lại tuần hoàn về bể Aerotank để tránh thất thoát sinh khối.

Bể khử trùng

Phần nước trong sau lắng được đưa qua bể khử trùng. Javen được châm vào bể để diệt các vi sinh vật có hại như vi khuẩn, virut,…

Bể lọc áp lực

Tại bồn lọc áp lực có chứa lớp vật liệu lọc để lọc hết những cặn còn sót lại.

Nước thải chế biến thủy sản sau xử lý thải ra nguồn tiếp nhận đạt QCVN 40:2011/BTNMT.

Ưu điểm

Hiệu quả xử lý cao, xử lý được BOD, N, P,..

Hệ thống đơn giản, dễ vận hành

Tiết kiệm năng lượng

 

© 2024: Công ty Môi trường Hòa Bình Xanh | GREEN EYE Theme by: D5 Creation | Powered by: WordPress