nước thải khu dân cư

now browsing by tag

 
 

NƯỚC THẢI KHU DÂN CƯ

 

Giới thiệu

Khu dân cư là nơi tập hợp người dân, hộ gia đình tập trung ở một khu vực nhất định. Các đơn vị trong khu dân cư : Thôn, xóm, làng, ấp, tổ dân phố, đơn vị dân cư tương đương. Ngoài nhà cửa của các hộ gia đình thì còn các hàng quán nhỏ lẻ phục vụ các nhu cầu đời sống của người dân.

Vì vậy, nước thải  khu dân cư thường có thành phần đa dạng. Xây dựng một hệ thống xử lý nước thải khu dân cư là việc làm cần thiết giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Nguồn gốc phát sinh nước thải khu dân cư

Nước thải khu dân cư chủ yếu là nước thải sinh hoạt:

  • Các chất bài tiết của con người từ nhà vệ sinh.
  • Các hoạt động sinh hoạt như nấu ăn, tắm rữa, giặt,…
  • Nước mưa chảy tràn lôi cuốn bụi bẩn trên các mái nhà, sân vườn,…

Tính chất nước thải khu dân cư

Vì nước thải khu dân cư là nước thải sinh hoạt nên thường có nhiều chất hữu cơ. Trong đó, cacbonhydrat, lipid, protein thường được vi sinh vật phân hủy. Ngoài ra, nước thải khu dân cư còn có mùi hôi vì khí H2S.

Các thành phần vô cơ cũng chiếm một lượng lớn gồm cát, đất sét, dầu khoáng,…

Nước thải khu dân cư có hàm lượng rắn lơ lửng cao gây nhiều cản trở và tốn hóa chất trong quá trình xử lý, đục nước, mất mỹ quan.

Chứa nhiều chất dinh dưỡng N,P gây phú dưỡng hóa, NO2 gây bệnh xanh da đối với trẻ em và phụ nữ mang thai.

Do hoạt động giặt giũ, nấu ăn,… nên trong nước thải khu dân cư có chứa chất hoạt động bề mặt.

Ngoài ra, trong nước thải còn có các vi khuẩn, virut, giun sán,… gây ảnh hưởng đến con người.

STT Thông số Đơn vị Giá trị đầu vào QCVN 14:2008/BTNMT
A B
1 pH 6,5-8,5 5-9 5-9
2 BOD5( 20℃) mg/L 110-400 30 50
3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/L 100- 350 50 100
4 COD mg/L 500-800
5 Tống N mg/L 20-85 30 50
6 Tổng P mg/L 8-12 6 10
7 Dầu mỡ thực vật mg/L 50-150 10 20
8 Coliform MPN/100mL 108 3000 5000

 

 

 

Đề xuất quy trình xử lý nước thải khu dân cư

Nước thải khu dân cư gồm nước thải từ WC và nước thải trong quá trình sinh hoạt. Nước thải từ các WC chảy qua hầm tự hoại để đến bể thu gom.

Song chắn rác

Nước thải sinh hoạt chảy qua song chắn rác. Song chắn rác giữ lại các rác thô như cành cây, lá cây, bao nilong, …để tránh gây hư hại bơm trong các công trình phía sau. Rác thô sau khi được giữ lại sẽ được cào lên và đưa vào thùng rác.

Bể tách dầu

Nước thải tiếp tục đưa qua bễ tách dầu. Đặc thù nước thải sinh hoạt sẽ có các dầu mỡ trong quá trình nấu ăn nên bể này là cần thiết. Bẫy mỡ hoạt động dựa trên nguyên lý khác nhau về trọng lượng của nước, chất rắn và dầu mỡ. Lọc, tách mỡ và chất rắn và giữ trong hộp bẫy , nước chảy qua hầm tiếp nhận trộn chung với nước thải từ hầm tự hoại.

Bể điều hòa

Nước thải chảy tràn ra khỏi hầm tiếp nhận sẽ bơm qua bể điều hòa. Nhờ ejector sục khí, nước thải được điều hòa về lưu lượng , tốc độ và nồng độ các chất : BOD, COD, SS,… cung cấp khí oxy hóa một phần hàm lượng COD, BOD trong nước thải, giảm bớt mùi hôi. Sau đó nước thải sẽ chuyển qua bể lắng 1.

Bể MBBR

Nước thải sau khi qua bể lắng 1 sẽ được bơm qua bể MBBR. Bể MBBR là bể chứa vi sinh vật hiếu khí dính bám trên giá thể. Tại đây, hệ thống cấp khí hoạt động liên tục, đảm bảo cho các vi sinh vật hiếu khí dính bám trong bể được hoạt động tốt. Ngoài ra, việc cấp khí giúp giá thể trong bể luôn đạt trạng thái lơ lửng. Vi sinh vật dính bám sẽ phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước thải để phát triển thành sinh khối. Quần xã vi sinh vật dày lên cùng với lượng giảm các chất hữu cơ trong nước thải. Lớp màng nhầy trên giá thể sau một thời gian sẽ bong tróc ra và chảy qua bể lắng 2. Các vi sinh vật còn dính bám trên bề mặt giá thể sẽ tiếp tục phân hủy chất hữu cơ tạo sinh khối.

Bể lắng 2

Nước thải từ bể MBBR bơm qua bể lắng 2 để lắng các bùn cặn. Sau đó bùn được đem qua bể chứa bùn để đưa đi xử lý.

Bể khử trùng

Phần nước trong sau lắng được đưa qua bể khử trùng. Javen được thêm vào bể để loại bỏ các vi sinh vật gây hại như vi khuẩn, vi rút, giun sán,…

Bể lọc áp lực

Nước thải chảy vào bể lọc áp lực qua lớp vật liệu lọc thường là đá, sỏi, cát,… sẽ xử lý triệt để các thành phần chất bẩn hữu cơ còn sót lại , cặn, màu , mùi trước khi thải ra ngoài môi trường.

Nước thải sau khi xử lý phải đạt QCVN 14 :2008/ BTNMT trước khi thải ra nguồn tiếp nhận

Ưu điểm

Hiệu quả xử lý cao

Ít tốn nhân công để quản lý

Vận hành, bảo dưỡng đơn giản

 

 

© 2024: Công ty Môi trường Hòa Bình Xanh | GREEN EYE Theme by: D5 Creation | Powered by: WordPress