nước thải sản xuất giấy
now browsing by tag
Xử lý nước thải sản xuất linh kiện điện tử
Giới thiệu
Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các ngành công nghiệp sản xuất đang ngày càng phát triển mạnh hơn. Trong đó có ngành sản xuất linh kiện điện tử. Linh kiện điện tử là là bộ phận cơ bản cấu tạo nên các thiết bị điện tử như: tivi, điện thoại, máy tính…Số lượng doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử đã có sự gia tăng khá nhanh trong thời gian qua. Đến năm 2010, ước tính có khoảng trên 300 doanh nghiệp. Điều này góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế. Bên cạnh đó cũng gây ảnh hưởng xấu tới môi trường. Do đó xử lý nước thải sản xuất linh kiện điện từ là vấn đề cần quan tâm nhiều hơn.
Thành phần tính chất nước thải sản xuất linh kiện điện tử
– Nước thải sinh hoạt: phát sinh chủ yếu từ nhà vệ sinh và bếp ăn. Nước thải sinh hoạt có các chất hữu cơ, vi khuẩn…
– Nước thải từ quá trình sản xuất linh kiện điện tử chứa nhiều tạp chất, kim loại và thành phần chất hữu cơ lơ lửng và hòa tan… Đặc biệt là chứa hàm lượng kim loại nặng trong nước thải gây ảnh hưởng tới sinh vật thủy sinh và sức khỏe con người.
Quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất linh kiện điện tử
Thuyết minh quy trình công nghê xử lý nước thải
Hố thu
Các nguồn phát sinh nước thải tại khu vực sản xuất được dẫn qua song chắn rác. Nhằm mục đích loại bỏ các tạp chất thô có kích thước lớn. Sau đó được thu gom về hố thu gom.
Bể điều hòa
Nước thải được đưa sang bể điều hòa nhằm ổn định lưu lượng và nồng độ. Do tính chất nước thải thay đổi theo từng giờ sản xuấ và tùy từng loại nước thải nên cần thiết phải điêu hòa nồng độ và lưu lượng nước thải. Tại đây có lắp đặt máy thổi khí nhằm hòa trộn đồng đều nước thải trong bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn và gây mùi.
Bể keo tụ – tạo bông
Nước thải tiếp tục chảy từ bể điều hòa xuống bể keo tụ tạo bông. Đồng thời dùng bơm định lượng châm hóa chất keo tụ để hòa trộn với nước thải để tạo ra các bông cặn.
Bể lắng I
Sau đó nước thải chảy qua bể lắng I để lắng các bông bùn từ bể keo tụ – tạo bông. Phần nước trong tràn qua máng răng cửa về bể Aerotank.
Bể Aerotank
Tại bể sinh học hiếu khí Aerotank, vi sinh vật hiếu khí sử dụng các chất hữu cơ trong nước thải làm dinh dưỡng để phát triển. Xử lý các chất hữu cơ và khử toàn bộ lượng COD, BOD còn lại và chuyển hóa toàn bộ amoni thành nitrat. Trong bể Aerotank được cấp khí liên tục nhờ máy thổi khí, để cung cấp O2 cho các vi sinh vật.
Bể lắng II
Nước thải sau khi xử lý hiếu khí được đưa qua bể lắng sinh học để lắng toàn bộ cặn lơ lửng trong nước thải. Một phần bùn thải từ bể lắng sinh học sẽ tuần hoàn về bể Aerotank để đảm bảo mật độ vi sinh phát triển trong bể. Còn lượng bùn còn lại sẽ được đưa ra bể chứa bùn và sân phơi bùn. Sau đó được xe thu gom đem đi xử lý. Nước sau nén bùn được đưa về bể điều hòa tiếp tục xử lý.
Bể khử trùng
Nước thải sau khi lắng sinh học sẽ chảy qua bể khử trùng. Tại đây nước thải tiếp xúc với dung dịch NaClO để tiêu diệt các vi khuẩn có hại còn lại trong nước thải. Sau đó thải ra nguồn tiếp nhận đạt chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT.
Ưu điểm công nghệ
- Keo tụ tạo bông có thể loại bỏ một phần chất ô nhiễm hữu cơ khó oxi hóa bằng phương pháp sinh học.
- Chiếm ít diện tích
- Hiệu quả xử lý tương đối cao
- Và chi phí xây dựng, chi phí vận hành
- Vận hành đơn giản, ổn định
Liên hệ
NƯỚC THẢI SẢN XUẤT GIẤY
Giới thiệu
Ngành công nghiệp sản xuất giấy ở Việt Nam hiện nay đạt tốc độ tăng trưởng cao và liên tục ở những năm qua. Mặc dù có sự tăng trưởng đáng kể nhưng bên cạnh những lợi ích mà ngành sản suất giấy mang lại còn phát sinh nhiều thành phần ô nhiễm khác nhau do mỗi công đoạn trong quy trình đều sử dụng nhiều nước và hóa chất.Vì vậy, cần phải có hệ thống xử lý nước thải sản xuất giấy phù hợp để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe con người
ngành sản xuất giấy
Dây chuyền công nghệ chung của ngành công nghiệp sản xuất giấy
Sơ đồ quy trình sản xuất giấy
Nguồn phát sinh nước thải sản xuất giấy
Nước thải phát sinh trong nhà máy tái chế giấy chủ yếu ở các công đoạn: Xử lý bột, xeo giấy…
Ngoài ra còn phát sinh các chất hữu cơ khó phân hủy sinh học , hàm lượng N và P thấp
Bộ phận | Các nguồn điển hình |
Sản xuất bột giấy | – Hơi ngưng khi phóng bột
– Dịch đen – Nước rửa bột giấy – Phần lọc sau khi đã làm đặc bột giấy – Nước rửa sau khi tẩy trắng – Nước thải có chứa hypochloride |
Chuẩn bị phối liệu bột | – Rò rỉ hóa chất
– Rửa sàn |
Xeo giấy | – Chất thải có chứa sơ, sạn và cát
|
Khu vực phụ trợ | – Nước xả đáy
– Nước ngưng tụ chưa được thu hồi – Nước thải hoàn nguyên từ tháp làm mềm |
Thu hồi hóa chất | – Nước ngưng tụ từ máy hóa hơi
– Dịch loãng từ thiết bị rửa cặn – Nước bẩn ngưng đọng – Nước ngưng tụ từ thiết bị làm mát |
Thành phần và tính chất của nước thải sản xuất giấy
Những ảnh hưởng từ các chất gây ô nhiễm trong nước thải sản xuất giấy
- Nước thải sản xuất có chứa các kim loại nặng, lignin (dịch đen), phẩm màu, xút, các chất đa vòng thơm Clo hoá.Đây là những hợp chất có độc tính sinh thái cao và có nguy cơ gây ung thư, rất khó phân huỷ trong môi trường nếu không xử lý triệt để
- Các hóa chất sử dụng trong các công đoạn để tạo sản phẩm cũng chứa nhiều chất độc hại gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Đề xuất hệ thống xử lý nước thải sản xuất giấy
Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất giấy
Bể tiếp nhận
Nước thải sản xuất giấy thu gom vào bể tiếp nhận theo mương dẫn qua sông chắn rác loại bỏ các chất thải rắn, cặn có kích thước lớn. Nước thải được bơm qua bể điều hòa.
Bể điều hòa
Mục đích điều hòa lưu lượng, ổn định nồng độ dòng thải và có hệ thống sục khí liên tục xáo trộn một phần các chất hữu cơ trong nước thải tránh hiện tượng lắng bùn cặn ở đáy bể và tránh phân hủy kỵ khí gây mùi hôi trước khi đưa vào các công trình phía sau. Nước thải tiếp tục chảy qua bể keo tụ.
Bể keo tụ
Tại đây các hóa chất keo tụ keo tụ được châm vào như phèn nhôm, phèn sắt, PAC,…tạo điều kiện cho quá trình hình thành bông cặn diễn ra nhanh. Nước thải tự chảy qua bể tạo bông.
Bể tạo bông
Tại đây được châm vào hóa chất polymer anion như là một chất trợ keo tụ ngoài ra bể có trang bị hệ thống máy khuấy trộn với tốc độ chậm tạo điều kiện cho các bông cặn có kích thước nhỏ chuyển động, va chạm và kết dính vào nhau tạo điều kiện hình thành các bông cặn có kích thước lớn và lắng xuống. Nước thải từ bể tạo bông sẽ tự chảy qua bể tuyển nổi siêu nông.
Bể tuyển nổi siêu nông
Tại đây diễn ra qua trình tách các chất bẩn li ti bằng các vi bọt có sử dụng khí hòa tan. Các bọt khí được tạo ra từ thiết bị tạo áp, không khí và nước được trộn lẫn tại thành dung dịch bão hòa không khí. Khi áp suất giảm các bọt khí sẽ tách ra khỏi dung dịch và nổi lên, kéo theo các hạt lơ lưng có trong nước thải và được thu gom bằng hệ thống gạt váng nổi. Nước thải tự chảy qua bể sinh học kỵ khí UASB.
Bể UASB
Tại đây sử dụng lớp bùn có chứa nhiều vi sinh vật kỵ khí. Các chất hữu cơ hòa tan và không hòa tan sẽ được chuyển hóa hoàn toàn thành khí metan và CO2 thông qua 4 quá trình: thủy phân, acid hóa, acetate hóa và metan hóa. Quá trình chuyển hóa chất hữu cơ bằng phương pháp kỵ khí sử dụng 3 nhóm vi sinh vật:
Vi khuẩn acid hóa | Chuyển hóa các hợp chất có khả năng phân hủy sinh học không tan hoặc hòa tan như cellulose, tinh bột, protein, lipid,… |
Vi khuẩn acetate hóa | Chuyển hóa acid béo như acid lactic, acid citric và rượu thành acid acetate, H2, CO2 |
Vi khuẩn metan hóa | Sử dụng hydro sản sinh khí metan từ H2 và CO2
H2+CO2 –>CH4+H2O Sử dụng acid acetic chuyển hóa thành CH4 và CO2 CH3COOH –> CH4+CO2 |
Tiếp đến nước thải được dẫn qua bể sinh học hiếu khí MBBR gồm có 2 bể MBBR 1 và MBBR 2.
Bể MBBR 1 và 2
Bên trong bể có màng vi sinh dính bám trên giá thể lơ lửng, đồng thời có máy thổi khí liên tục nhằm cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động. Trong điều kiện thổi khí liên tục, quần thể vi sinh vật hiếu khí sẽ phân hủy các hợp chất hữu cơ làm thức ăn và phát triển sinh khối dính bám trên giá thể theo phương trình:
Chất hữu cơ + Vi sinh vật hiếu khí + O2 à H2O + CO2 + sinh khối mới +…
Bể lắng sinh học
Để lắng và lưu giữ bùn nhờ trọng lực đồng thời tuần hoàn bùn lại bể hiếu khí tạo điều kiện cho quá trình xử lý chất hữu cơ . Phần nước trong trên bề mặt bể lắng sinh học sẽ chảy qua bể keo tụ.
Bể keo tụ
Các hóa chất keo tụ sẽ được châm vào tạo điều kiện hình thành các bông cặn. Nước thải tiếp tục chảy qua bể phản ứng.
Bể phản ứng
Tại đây được châm hóa chất phá màu để phá vỡ cấu trúc hóa học của các chất tạo màu trong nước thải và liên kết với bông bùn và lắng xuống. Tiếp đến nước thải sẽ tự chảy qua bể tạo bông.
Bể tạo bông
Hóa chất polymer anion được xem như 1 chất trợ keo tụ được châm vào và có máy khuấy trộn với tốc độ chậm tạo điều kiện thuận lợi cho các bông cặn có kích thước nhỏ chuyển động, va chạm và kết dính với nhau thành các bông cặn có kích thước lớn và lắng xuống. Nước thải tiếp tục được chảy qua bể lắng hóa lý.
Bể lắng hóa lý
Tại đây các bông cặn sẽ lắng xuống và được bơm vào bể nén bùn. Nước tại bể lắng sẽ qua bể khử trùng.
Bể khử trùng
Được châm chlorine và hòa trộn và nước thải mục đích tiêu diệt các vi trùng gây bệnh như E.Coli, Coliform…và sẽ được xả vào nguồn tiếp nhận.
Ưu điểm công nghệ xử lý nước thải sản xuất giấy
- Nước sau khi xử lí đạt QCVN theo quy đinh hiện hành
- Hệ thống kết hợp quá trình hóa lý loại bỏ chất rắn lơ lửng, độ màu và một phần chất hữu cơ
- Quá trình kỵ khí và hiếu khí nhằm loại bỏ chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, khử màu, BOD,COD… trong nước thải.
- Quá trình bão dưỡng , vận hành đơn giản
- Được kiểm soát chặt chẽ bằng các thiết bị tự động