nước thải sản xuất gốm sứ
now browsing by tag
NƯỚC THẢI GỐM SỨ
Giới thiệu
Ngành sản xuất gốm sứ là ngành nghề truyền thống lâu đời của Việt Nam. Do nhu cầu sử dụng các mặt hàng gốm sứ ngày càng cao nên thị trường sản xuất ngày càng nhân rộng, xuất khẩu qua các nước Đài Loan, Thái Lan, …
Nước thải sản xuất gốm sứ phát sinh trong quá trình sản xuất sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người nếu không được xử lý trước khi thải ra ngoài. Để đảm bảo phát triển bền vững và phát triển kinh tế thì xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho các cơ sở sản xuất gốm là ần thiết.
Quy trình sản xuất gốm sứ
Nguồn gốc phát sinh nước thải sản xuất gốm sứ
Nước thải sản xuất gốm sứ phát sinh từ nhiều công đoạn :
- Nước thải khi pha chế đất.
- Nước thải tráng men
- Nước thải rửa thiêt bị, dụng cụ
- Nước thải vệ sinh nhà xưởng
- Nước thải sinh hoạt của công nhân
Tính chất nước thải sản xuất gốm sứ
Nước thải sản xuất gốm sứ chứa nhiều chất lơ lửng, độ màu ( trong công đoạn phun sơn). Ngoài ra, trong nước thải còn chứa dầu mỡ, lượng chất hữu cơ cao từ nước thải sinh hoạt.
Nước thải sản xuất gốm sứ có mùi hôi gây ảnh hưởng đến người dân xung quanh.
Đề xuất quy trình xử lý nước thải sản xuất gốm sứ
Song chắn rác
Nước thải sản xuất gốm sứ được đưa vào bể chứa. Sau đó, nước thải được dẫn qua song chắn rác để loại bỏ rác thô tránh gây tắc nghẽn bơm cho các công trình phía sau.
Bể điều hòa
Nước thải từ hố thu kết hợp với nước thải sinh hoạt sẽ chảy vào bể thu gom và bơm qua bể điều hòa.Nhờ ejector sục khí, nước thải được điều hòa về lưu lượng và nồng độ các chất : BOD, COD, SS,… cung cấp khí oxy hóa một phần hàm lượng COD, BOD trong nước thải, giảm bớt mùi hôi.
Bể keo tụ tạo bông
Nước thải sau khi qua quá trình Fenton đưa qua bể keo tụ tạo bông. Hóa chất keo tụ và trợ keo tụ được thêm vào bể để liên kết với các chất bẩn trong nước thải. Các bông cặn có kích thước lớn được tạo thành và chuyển qua bể lắng 1. Các bông bùn cặn có kích thước lớn sẽ lắng trọng lực trong bể lắng 1 . Bùn sau lắng đem qua sân phơi bùn sau đó chuyển qua cho công ty xử lý bùn để xử lý tiếp.
Bể Aerotank
Phần nước trong sau khi lắng được dẫn qua công trình xử lý sinh học hiếu khí Aerotank. Tại đây, các chất hữu cơ trong nước thải sẽ được các vi sinh vật hiếu khí xử lý tạo sinh khối. Trong bể được cấp khí liên tục tạo điều kiện cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động tốt. Bùn trong bể aerotank một phần sẽ được chuyển qua bể lắng 2, một phần được tuần hoàn lại bể để tránh thất thoát sinh khối.
Bể lắng
Nước thải có chứa bùn hoạt tính được chuyển qua bể lắng để tách bùn. Một phần bùn được chuyển qua sân phơi bùn, phần còn lại tuần hoàn về bể Aerotank để tránh thất thoát sinh khối.
Bể khử trùng
Phần nước trong sau lắng được đưa qua bể khử trùng. Javen được châm vào bể để diệt các vi sinh vật có hại như vi khuẩn, virut,…
Nước thải sau xử lý để thải ra ngoài môi trường phải đạt tiêu chuẩn xả thải cho phép theo quy định trong QCVN 40:2011/BTNMT.
Ưu điểm
Hiệu quả xử lý cao
Nước sau xử lý đạt QCVN theo quy định
Bảo dưỡng, vận hành đơn giản