Xử lý nước thải bến xe

Giới thiệu

Hiện nay, tại Việt Nam phương tiện đi lại chủ yếu vẫn là xe máy. Nhằm mục đich giảm tình trạng kẹt xe, tai nan giao thông và tạo mỹ quan hơn trên các tuyến đường. Phát triển phương tiện công cộng là thiết yếu. Kéo theo đó sẽ là sự xuất hiện của các bến xe.

Bến xe là nơi tập trung của các phương tiện cộng cộng, người dân. Ở đó có các loại hình kinh doanh như vận tải hành khách, dịch vụ, ăn uống, vệ sinh xe. Bên cạnh đó là tình trạng phát sinh lượng nước thải sinh hoạt, chất thải rắn, vấn đề khí thải của khói xe, vấn đề vệ sinh thực phẩm. Do đó việc xử lý nước thải bến xe là cần thiết. Qua đó giúp giảm thiểu các vấn đề ô nhiễm môi trường, sức khỏe và đời sống của người dân.

Thành phần và tính chất nước thải bến xe

Nguồn gốc của nước thải bến xe là nước thải sinh hoạt từ

  • Các khu vệ sinh
  • Nước thải từ các khu phục vụ ăn uống,
  • Khu dịch vụ vệ sinh công cộng cho hành khách,
  • Quá trình vệ sinh xe, sửa chữa xe.

Do đó, thành phần chủ yếu là chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, dầu mỡ và các thành phần vi sinh khác

Quy trình công nghệ xử lý nước thải bến xe

Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải bến xe

Bể tuyển nổi

Nước thải tại bến xe được dẫn qua song chắn rắc để loại bỏ các tạp chất thô. Sau đó được tập trung vào hố thu.Dẫn nước thải qua bể tuyển nổi. Bể có nhiệm vụ tách dầu mỡ khỏi nước thải để tranh nghẹt bơm, ảnh hưởng tới đường ống và hiệu quả xử lý nước thải.

Bể điều hòa

Nước thải qua bể điều hòa để ổn định lại lưu lượng và nồng độ nước thải. Trong bể có đặt máy thổi khí để xáo trộn đều nguồn nước và tránh hiện tượng lắng cặn xảy ra trong bể.

Bể lắng I

Sau khi ra khỏi bể điều hòa, nước thải được lắng trong bể lắng I. Cặn lắng tập trung ở đáy và được tập trung lại và được bơm ra bể chứa bùn.

Bể MBBR

Nước thải sau bể lắng I được dẫn qua bể xử lý sinh học hiếu khí dính bám MBBR. Tại đây, có hệ thống cấp khí được cung cấp tạo điều kiện cho các vi sinh vật hiếu khí sinh trưởng và phát triển. Quá trình cấp khí đảm bảo cho các giá thể trong bể luôn trong trạng thái lơ lửng và chuyển động xáo trộn liên tục. Từ đó giúp các vi sinh vật có khả năng phân giải các hợp chất hữu cơ sẽ dính bám và phát triển trên bề mặt các vật liệu giá thể. Sau một thời gian, sinh khối phát triển dày lên, các vi sinh vật không tiếp xúc được với chất hữu cơ sẽ chết và trôi theo dòng nước ra khỏi bể.

Bể sinh học hiếu khí dính bám lơ lửng xử lý các hợp chất hữu cơ, loại bỏ các hợp chất nito, phospho trong nước thải.

Bể lắng II

Sau quá trình xử lý sinh học, nước thải tràn qua bể lắng II để lắng bùn trong nước thải. Trong bể lắng nước di chuyển trong ống trung tâm xuống đáy bể. Sau đó di chuyển ngược từ dưới lên trên chảy vào máng thu nước để tràn sang bể khử trùng. Phần bùn lắng được đưa vào bể chứa bùn qua máy ép bùn và được đưa đi xử lý.

Bể khử trùng

Trong bể khử trùng NaClO sẽ được bơm vào. Dưới tác dụng của chất oxy hóa mạnh, các vi sinh vật trong nước thải sẽ bị tiêu diệt, đảm bảo nước thải đạt tiêu chuẩn về mặt vi sinh.

Bể lọc áp lực

Phần nước trong sau khử trùng được dẫn qua bể lọc áp lực để loại bỏ cặn, mùi và màu trong nước thải. Nước thải đầu ra sau xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT.

Ưu điểm công nghệ

  • Diện tích công trình nhỏ.
  • Hiệu quả xử lý BOD cao, có thể đạt mức A QCVN14:2008/BTNMT.
  • Quá trình vận hành đơn giản.
  • Chi phí vận hành thấp.
  • Hàm lượng bùn tạo ra thấp.
  • Không phát sinh mùi trong quá trình vận hành.
  • Loại bỏ được nito, photpho trong nước thải
  • Chịu được tải trọng hữu cơ cao

Liên hệ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

© 2024: Công ty Môi trường Hòa Bình Xanh | GREEN EYE Theme by: D5 Creation | Powered by: WordPress