Xử lý nước thải sản xuất linh kiện điện tử
Giới thiệu
Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các ngành công nghiệp sản xuất đang ngày càng phát triển mạnh hơn. Trong đó có ngành sản xuất linh kiện điện tử. Linh kiện điện tử là là bộ phận cơ bản cấu tạo nên các thiết bị điện tử như: tivi, điện thoại, máy tính…Số lượng doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử đã có sự gia tăng khá nhanh trong thời gian qua. Đến năm 2010, ước tính có khoảng trên 300 doanh nghiệp. Điều này góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế. Bên cạnh đó cũng gây ảnh hưởng xấu tới môi trường. Do đó xử lý nước thải sản xuất linh kiện điện từ là vấn đề cần quan tâm nhiều hơn.
Thành phần tính chất nước thải sản xuất linh kiện điện tử
– Nước thải sinh hoạt: phát sinh chủ yếu từ nhà vệ sinh và bếp ăn. Nước thải sinh hoạt có các chất hữu cơ, vi khuẩn…
– Nước thải từ quá trình sản xuất linh kiện điện tử chứa nhiều tạp chất, kim loại và thành phần chất hữu cơ lơ lửng và hòa tan… Đặc biệt là chứa hàm lượng kim loại nặng trong nước thải gây ảnh hưởng tới sinh vật thủy sinh và sức khỏe con người.
Quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất linh kiện điện tử
Thuyết minh quy trình công nghê xử lý nước thải
Hố thu
Các nguồn phát sinh nước thải tại khu vực sản xuất được dẫn qua song chắn rác. Nhằm mục đích loại bỏ các tạp chất thô có kích thước lớn. Sau đó được thu gom về hố thu gom.
Bể điều hòa
Nước thải được đưa sang bể điều hòa nhằm ổn định lưu lượng và nồng độ. Do tính chất nước thải thay đổi theo từng giờ sản xuấ và tùy từng loại nước thải nên cần thiết phải điêu hòa nồng độ và lưu lượng nước thải. Tại đây có lắp đặt máy thổi khí nhằm hòa trộn đồng đều nước thải trong bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn và gây mùi.
Bể keo tụ – tạo bông
Nước thải tiếp tục chảy từ bể điều hòa xuống bể keo tụ tạo bông. Đồng thời dùng bơm định lượng châm hóa chất keo tụ để hòa trộn với nước thải để tạo ra các bông cặn.
Bể lắng I
Sau đó nước thải chảy qua bể lắng I để lắng các bông bùn từ bể keo tụ – tạo bông. Phần nước trong tràn qua máng răng cửa về bể Aerotank.
Bể Aerotank
Tại bể sinh học hiếu khí Aerotank, vi sinh vật hiếu khí sử dụng các chất hữu cơ trong nước thải làm dinh dưỡng để phát triển. Xử lý các chất hữu cơ và khử toàn bộ lượng COD, BOD còn lại và chuyển hóa toàn bộ amoni thành nitrat. Trong bể Aerotank được cấp khí liên tục nhờ máy thổi khí, để cung cấp O2 cho các vi sinh vật.
Bể lắng II
Nước thải sau khi xử lý hiếu khí được đưa qua bể lắng sinh học để lắng toàn bộ cặn lơ lửng trong nước thải. Một phần bùn thải từ bể lắng sinh học sẽ tuần hoàn về bể Aerotank để đảm bảo mật độ vi sinh phát triển trong bể. Còn lượng bùn còn lại sẽ được đưa ra bể chứa bùn và sân phơi bùn. Sau đó được xe thu gom đem đi xử lý. Nước sau nén bùn được đưa về bể điều hòa tiếp tục xử lý.
Bể khử trùng
Nước thải sau khi lắng sinh học sẽ chảy qua bể khử trùng. Tại đây nước thải tiếp xúc với dung dịch NaClO để tiêu diệt các vi khuẩn có hại còn lại trong nước thải. Sau đó thải ra nguồn tiếp nhận đạt chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT.
Ưu điểm công nghệ
- Keo tụ tạo bông có thể loại bỏ một phần chất ô nhiễm hữu cơ khó oxi hóa bằng phương pháp sinh học.
- Chiếm ít diện tích
- Hiệu quả xử lý tương đối cao
- Và chi phí xây dựng, chi phí vận hành
- Vận hành đơn giản, ổn định