Xử lý nước thải tái chế phế liệu

Giới thiệu

Sự phát triển kinh tế cùng với sự gia tăng dân số không ngừng khiến cho lượng rác thải tại các thành phố lớn ở Việt Nam tăng nhanh hơn cả các nước khác trên thế giới. Hiện nay, phần lớn lượng rác thải được đem đi chôn lấp, phần khác được tái chế chủ yếu với công nghệ thô sơ, lạc hậu. Trong quá trình tái chế, các cơ sở tái chế đã gây ảnh hưởng xấu tới môi trường và sức khỏe con người xung quanh. Do đó xử lý nước thải tái chế phế liệu là vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn

Thành phần tính chất nước thải tái chế phế liệu

Thành phần của nước thải tái chế nhựa rất phức tạp vì chứa nhiều loại hợp chất vô cơ, hữu cơ bám dính trên các phế liệu.. Ngoài ra còn có nhiều chất độc hại như thuốc tẩy, xút, phèn kép, phẩm màu,… và các vi sinh vật gây bệnh.

Quy trình công nghệ xử lý nước thải tái chế phế liệu

Thuyết mình sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tái chế phế liệu

Nước thải trong quá trình tái chế với nước thải sinh hoạt từ hầm tự hoại sẽ được tập trung về hố thu gom. Sau đó được dẫn qua bể điều hòa.

Bể điều hòa

Nước thải được dẫn qua bể điều hòa nhằm mục đích ổn định lưu lượng nước thải. Tại bể điều hòa có bố trí máy thổi khí nhằm khuấy trộn nước thải tạo điều kiện hiếu khí tránh sự phân hủy kỵ khí. Bể điều hòa còn giảm bớt sự dao động hàm lượng các chất bẩn trong nước thải. Ngăn cản lượng nước thải có nồng độ chất độc hại cao đi trực tiếp vào các công trình xử lý sinh học sau.

Bể keo tụ – tạo bông

Nước thải được bơm qua bể keo tụ – tạo bông để giảm lượng SS bằng cách châm phèn và polymer để kết các bông cặn lại với nhau. Tạo điều kiện cho quá trình lắng cặn nhanh hơn.

Bể lắng hóa lý

Tại bể lắng hóa lý, các bông cặn lắng  từ bể keo tụ – tạo bông được lắng xuống đáy bể. Phần nước trong tràn qua bể MBBR. Bùn được đưa vào bể chứa bùn.

Bể MBBR

Tại bể MBBR, hệ thống cấp khí được cung cấp để tạo điều kiện cho vi sinh vật hiếu khí sinh trưởng và phát triển. Đồng thời đảm bảo được các vật liệu luôn ở trạng thái lơ lửng. Và chuyển động xáo trộn liên tục trong suốt quá trình phản ứng. Vi sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ sẽ dính bám và phát triển trên bề mặt vật liệu. Để chuyển hóa các chất hữu cơ phát triển thành sinh khối. Quần xã vi sinh phát triển và dày lên cùng với sự suy giảm của các chất hữu cơ trong nước thải. Sau đó lớp vi sinh vật bị tróc ra rơi vào trong nước thải khi không tiếp xúc được với nguồn dinh dưỡng. Một lượng nhỏ vi sinh còn bám trên vật liệu sẽ phát triển tiếp tục thể hình thành quần xã mới.

Tại bể hiếu khí dính bám MBBR xử lý được các chất hữu cơ, N và P.

Bể lắng sinh học

Nước thải sau đó chảy tràn qua bể lắng sinh học. Bùn lắng xuống đáy bể. Ở đây, một phần bùn được tuần hoàn lại bể MBBR để bổ sung vi sinh. Phần còn lại đưa về bể chứa bùn.

Bể khử trùng

Nước thải sau khi lắng được đưa về bể khử trùng. Tại đây nước thải được tiếp xúc với NaClO để tiêu diệt các vi sinh có hại còn lại. Sau đó được thải ra nguồn tiếp nhận đạt QCVN 40:2011/BTNMT.

Xử lý bùn

Bùn từ bể lắng hóa lý và bể lắng sinh học được tập trung về bể chứa bùn. Sau đó được bơm qua bể nén bùn. Nước tách từ bùn sẽ được bơm tuần hoàn lại bể điều hòa. Bùn sau khi nén sẽ được các đơn vị đến thu gom theo định kỳ.

Ưu điểm công nghệ

  • Hiệu suất xử lý BOD lên đến 90%.
  • Loại bỏ được Nito trong nước thải.
  • Tiết kiệm được diện tích.
  • Dễ vận hành

Liên hệ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

© 2025: Công ty Môi trường Hòa Bình Xanh | GREEN EYE Theme by: D5 Creation | Powered by: WordPress