Archives

now browsing by author

 

NƯỚC THẢI SẢN XUẤT RƯỢU VANG

Giới thiệu

Rượu vang là một thức uống được nhiều người ưa chuộng. Nó được lên men từ các giống nho khác nhau.Do sự cân bằng hóa học tự nhiên nên khi lên men không cần thêm đường, acid, enzyme…Ngày nay trong xã hội hiện đại, rượu vang được xem là thứ đồ uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe đồng thời thể hiện sự trang trọng, tinh tế trên bàn tiệc. Bên cạnh những lợi ích mà rượu vang mang lại, thì nước thải sản xuất rượu vang lại chứa lượng lớn chất hữu cơ. Vì vậy, cần phải có hệ thống xử lý nước thải sản xuất rượu vang phù hợp để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe con người.

Dây chuyền công nghệ chung của ngành sản xuất rượu vang

Nguồn nước thải phát sinh sản xuất rượu vang

Nguồn phát sinh Thành phần ô nhiễm
Quá trình sản xuất Chất hữu cơ hòa tan, tạp chất.
Nước thải sinh hoạt Chất hữu cơ, vi khuẩn

 

Thành phần và tính chất của nước thải sản xuất rượu vang

Đề xuất hệ thống xử lý nước thải sản xuất rượu vang

Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất rượu vang

Sông chắn rác và bể thu gom

Nước thải sản xuất rượu vang sẽ chảy về bể thu gom có trang bị hệ thống sông chắn rác để loại bỏ các tạp chất kích thước lớn tránh hư hỏng các công trình phía sau. Tiếp theo nước thải sẽ chảy qua bể điều hòa.

Bể điều hòa

Tại đây, có trang bị hệ thống máy thổi khí mục đích  khuấy trộn đều nước thải tránh hiện tượng lắng cặn dưới đáy bể đồng thời điều hòa lưu lượng và ổn định nồng độ chất thải. Tiếp theo nước thải sẽ được bơm sang bể điều chỉnh pH.

Bể UASB

Tại đây, các vi sinh vật kỵ khí phân hủy các chất hữu cơ phức tạp có trong nước thải thành các hợp chất vô cơ đơn giản, hình thành khí biogas CH4, CO2, H2S, NH3 và tạo nên sự xáo trộn bên trong bể. Khí tạo ra sẽ bám vào các hạt bùn, nổi lên mặt bể, va chạm tấm hướng dòng. Các tấm này có nhiệm vụ tách khí, bùn và nước. Các hạt bùn được tách khí sẽ rơi xuống lại tầng bùng lơ lửng. Khí sinh học sẽ được thu bằng hệ thống thu khí.

Phương trình: Chất hữu cơ+VSV kỵ khí–>CO2+CH4+H2S+sinh khối mới

Bể Aerotank

Tại đây, diễn qua khá trình khử BOD, COD, NH4, NO3-. Đồng thời sục khí liên tục tạo điều kiện cho bùn hoạt tính luôn duy trì trạng thái lơ lửng, tiếp xúc với nước thải để quá trình phân hủy diễn ra nhanh hơn.

3 giai đoạn của quá trình xử lý sinh học hiếu khí:

–        Oxi hóa các chất hưu cơ

–        Tổng hợp tế bào mới

–        Phân hủy nội bào

Bể lắng 1

Tại đây xảy ra quá trình tách pha giữa bùn và nước. Phần bùn lắng sẽ được tuần hoàn lại bể aerotank để duy trì mật độ vi sinh vật, một phần tập trung vào ngăn chứa bùn. Phần nước tự chảy qua bể keo tụ – tạo bông.

Bể keo tụ – tạo bông

Tại đây các hóa chất keo tụ keo tụ được châm vào như  phèn nhôm, phèn sắt, PAC,…tạo điều kiện cho quá trình hình thành bông cặn diễn ra nhanh. Hóa chất polymer anion được châm vào như là một chất trợ keo tụ ngoài ra bể có trang bị hệ thống máy khuấy trộn với tốc độ chậm tạo điều kiện cho các bông cặn có kích thước nhỏ chuyển động, va chạm và kết dính vào nhau tạo điều kiện hình thành các bông cặn có kích thước lớn và lắng xuống. Nước thải tự chảy qua bể lắng

Bể lắng 2

Tại đây diễn ra quá trình lắng các bông cặn đã keo tụ nhờ trọng lực, phần bùn sẽ được bơm qua bể chứa bùn xử lý định kỳ, phần nước sạch trên bề mặt được dẫn qua bể lọc áp lực.

Bể lọc áp lực

Tại đây sử dụng các vật liệu lọc như sỏi đỡ, cát thạch anh, than hoạt tính để loại bỏ các cặn lơ lửng có kích thước nhỏ. Tiếp theo nước sẽ qua bể khử trùng

Bể khử trùng

Tại đây sử dụng hóa chất chlorine là chất khử trùng để diệt các vi khuẩn gây bệnh. Diễn ra hai quá trình:

– Khuếch tán xuyên qua tế bào vi sinh vật

– Phản ứng với tế bào phá hoại quá trình trao đổi chất

Ưu điểm công nghệ xử lý nước thải sản xuất rượu vang

– Nước sau khi xử lí đạt QCVN theo quy đinh hiện hành

– Xử lý triệt để các chất ô nhiễm có trong nước thải

– Quá trình bão dưỡng , vận hành đơn giản

– Được kiểm soát chặt chẽ bằng các thiết bị tự động

 

Xử lý nước thải tái chế phế liệu

Giới thiệu

Sự phát triển kinh tế cùng với sự gia tăng dân số không ngừng khiến cho lượng rác thải tại các thành phố lớn ở Việt Nam tăng nhanh hơn cả các nước khác trên thế giới. Hiện nay, phần lớn lượng rác thải được đem đi chôn lấp, phần khác được tái chế chủ yếu với công nghệ thô sơ, lạc hậu. Trong quá trình tái chế, các cơ sở tái chế đã gây ảnh hưởng xấu tới môi trường và sức khỏe con người xung quanh. Do đó xử lý nước thải tái chế phế liệu là vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn

Thành phần tính chất nước thải tái chế phế liệu

Thành phần của nước thải tái chế nhựa rất phức tạp vì chứa nhiều loại hợp chất vô cơ, hữu cơ bám dính trên các phế liệu.. Ngoài ra còn có nhiều chất độc hại như thuốc tẩy, xút, phèn kép, phẩm màu,… và các vi sinh vật gây bệnh.

Quy trình công nghệ xử lý nước thải tái chế phế liệu

Thuyết mình sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tái chế phế liệu

Nước thải trong quá trình tái chế với nước thải sinh hoạt từ hầm tự hoại sẽ được tập trung về hố thu gom. Sau đó được dẫn qua bể điều hòa.

Bể điều hòa

Nước thải được dẫn qua bể điều hòa nhằm mục đích ổn định lưu lượng nước thải. Tại bể điều hòa có bố trí máy thổi khí nhằm khuấy trộn nước thải tạo điều kiện hiếu khí tránh sự phân hủy kỵ khí. Bể điều hòa còn giảm bớt sự dao động hàm lượng các chất bẩn trong nước thải. Ngăn cản lượng nước thải có nồng độ chất độc hại cao đi trực tiếp vào các công trình xử lý sinh học sau.

Bể keo tụ – tạo bông

Nước thải được bơm qua bể keo tụ – tạo bông để giảm lượng SS bằng cách châm phèn và polymer để kết các bông cặn lại với nhau. Tạo điều kiện cho quá trình lắng cặn nhanh hơn.

Bể lắng hóa lý

Tại bể lắng hóa lý, các bông cặn lắng  từ bể keo tụ – tạo bông được lắng xuống đáy bể. Phần nước trong tràn qua bể MBBR. Bùn được đưa vào bể chứa bùn.

Bể MBBR

Tại bể MBBR, hệ thống cấp khí được cung cấp để tạo điều kiện cho vi sinh vật hiếu khí sinh trưởng và phát triển. Đồng thời đảm bảo được các vật liệu luôn ở trạng thái lơ lửng. Và chuyển động xáo trộn liên tục trong suốt quá trình phản ứng. Vi sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ sẽ dính bám và phát triển trên bề mặt vật liệu. Để chuyển hóa các chất hữu cơ phát triển thành sinh khối. Quần xã vi sinh phát triển và dày lên cùng với sự suy giảm của các chất hữu cơ trong nước thải. Sau đó lớp vi sinh vật bị tróc ra rơi vào trong nước thải khi không tiếp xúc được với nguồn dinh dưỡng. Một lượng nhỏ vi sinh còn bám trên vật liệu sẽ phát triển tiếp tục thể hình thành quần xã mới.

Tại bể hiếu khí dính bám MBBR xử lý được các chất hữu cơ, N và P.

Bể lắng sinh học

Nước thải sau đó chảy tràn qua bể lắng sinh học. Bùn lắng xuống đáy bể. Ở đây, một phần bùn được tuần hoàn lại bể MBBR để bổ sung vi sinh. Phần còn lại đưa về bể chứa bùn.

Bể khử trùng

Nước thải sau khi lắng được đưa về bể khử trùng. Tại đây nước thải được tiếp xúc với NaClO để tiêu diệt các vi sinh có hại còn lại. Sau đó được thải ra nguồn tiếp nhận đạt QCVN 40:2011/BTNMT.

Xử lý bùn

Bùn từ bể lắng hóa lý và bể lắng sinh học được tập trung về bể chứa bùn. Sau đó được bơm qua bể nén bùn. Nước tách từ bùn sẽ được bơm tuần hoàn lại bể điều hòa. Bùn sau khi nén sẽ được các đơn vị đến thu gom theo định kỳ.

Ưu điểm công nghệ

  • Hiệu suất xử lý BOD lên đến 90%.
  • Loại bỏ được Nito trong nước thải.
  • Tiết kiệm được diện tích.
  • Dễ vận hành

Liên hệ

NƯỚC THẢI CƠ SỞ SẢN XUẤT THÉP

 

Giới thiệu

Vật liệu xây dựng luôn đổi mới và phát triển tiên tiến hơn. Từ khi công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển, thép trở thành vật liệu quan trọng không thể thiếu. Thép là nhân tố chính tạo nên những tòa nhà của Việt Nam. Do nhu cầu của nước nhà nói chung và ngành xây dựng nói riêng, các nhà máy sản xuất thép ngày càng phát triển và mở rộng quy mô. Sản xuất thép giúp mang lại nguồn kinh tế và vật liệu cho nước nhà. Tuy nhiên sản xuất thép cũng mang đến nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường. Nước thải phát sinh từ các công đoạn sản xuất nếu không xử lý triệt để trước khi thải ra sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người.

Quy trình sản xuất thép

Nguồn gốc phát sinh nước thải cơ sở sản xuất thép

Nước thải cơ sở sản xuất thép phát sinh chủ yếu từ các công đoạn nước làm mát. Nước này không được tuần hoàn lại hoàn toàn do chứa nhiều chất độc hại. Nước thải vệ sinh dụng cụ, vệ sinh nhà xưởng.

Ngoài ra, nước thải phát sinh tại đây có một phần là nước thải sinh hoạt của công nhân.

Tính chất của nước thải cơ sở sản xuất thép

Nước thải sản xuất thép chứa nhiều chất gây độc ảnh hưởng đến các loài thủy sinh và sức khỏe con người, đa số là các kim loại nặng.

  • Nước thải chứa nhiều dầu mỡ, cặn bẩn, kim loại nặng từ quá trình vệ sinh, làm mát thiết bị.
  • Nước thải chứa nhiều chất hữu cơ như phenol, hydroxit sắt, cyanua. Các chất này sẽ gây độc làm chết cá cũng như khiến người dân bị phơi nhiễm.
  • Nước thải chứa nhiều chất hữu cơ từ việc sinh hoạt của công nhân.

Để đảm bảo cho việc xả thải mà không gây ô nhiễm môi trường cần thiết kế quy trình xử lý nước thải cơ sở sản xuất thép hợp lý.

Quy trình xử lý nước thải cơ sở sản xuất thép

Song chắn rác

Nước thải sinh hoạt chảy qua song chắn rác. Song chắn rác giữ lại các rác thô để tránh gây hư hại bơm trong các công trình phía sau. Rác thô sau khi được giữ lại sẽ được cào lên và đưa vào thùng rác.

Bể tách dầu

Nước thải được đưa qua bể tách dầu. Đặc thù nước thải cơ sở sản xuất thép sẽ có các dầu mỡ trong quá trình rửa và làm mát nên bể này là cần thiết. Bẫy mỡ hoạt động dựa trên nguyên lý khác nhau về trọng lượng của nước, chất rắn và dầu mỡ. Lọc, tách mỡ và chất rắn và giữ trong hộp bẫy

Bể điều hòa

Nước thải chảy tràn ra khỏi hố thu sẽ bơm qua bể điều hòa. Nhờ ejector sục khí, nước thải điều hòa về lưu lượng , tốc độ và nồng độ các chất : BOD, COD, SS,… cung cấp khí oxy hóa một phần hàm lượng COD, BOD trong nước thải, giảm bớt mùi hôi. Sau đó nước thải sẽ chuyển qua bể keo tụ tạo bông.

Bể keo tụ tạo bông

Công trình xử lý tiếp theo là bể keo tụ tạo bông. Tại đây, hóa chất keo tụ được đưa vào bể, nhờ cánh khuấy tạo sự khuấy trộn làm nên dòng chảy rối trong nước các ion trái dấu trong nước thải và chất keo tụ kết hợp với nhau tạo thành các hạt bông có kích thước lớn dễ lắng hơn. Bông cặn lắng xuống được đưa qua bể chứa bùn, phần nước còn lại được đưa qua bể lắng sơ cấp để tiếp tục đưa đến công trình xử lý tiếp theo.

Bể lắng

Nước thải từ bể keo tụ tạo bông bơm qua bể lắng 2 để lắng các bùn cặn. Sau đó bùn được đem qua bể chứa bùn để đưa đi xử lý.

Bể khử trùng

Phần nước trong sau lắng được đưa qua bể khử trùng. Javen được thêm vào bể để loại bỏ các vi sinh vật gây hại và các kim loại nặng.

Bể lọc áp lực

Nước thải chảy vào bể lọc áp lực qua lớp vật liệu lọc thường là đá, sỏi, cát,… sẽ xử lý triệt để các thành phần chất bẩn hữu cơ còn sót lại , cặn, màu , mùi trước khi thải ra ngoài môi trường.

Nước thải sau khi xử lý phải đạt QCVN 40 :2011/ BTNMT trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

Ưu điểm

Hiệu quả xử lý cao.

Dễ vận hành , bảo dưỡng.

Cần ít nhân viên trông coi.

 

Xử lý nước thải nhà bếp

Giới thiệu

Nhà bếp luôn là nơi chế biến cung cấp thức ăn cho gia đình, khách sạn hay nhà hàng, bởi vậy phải luôn đảm bảo được vệ sinh một cách tuyệt đối. Bên cạnh đó việc xả thải ra môi trường cũng phải đảm bảo. Tuy nhiên hiện nay, việc xử lý nước thải nhà bếp tại một số nhà hàng, khách sạn chưa được quan tâm nhiều. Nguồn nước thải này nếu không được xử lý, khi thải ra nguồn tiếp nhận sẽ làm ô nhiễm môi trường nước khu vực. Song song với việc gây ô nhiễm môi trường là ảnh hưởng tới cái sinh vật thủy sinh và sức khỏe con người. Do đó, cần phải xử lý nước thải nhà bếp để đảm bảo đạt tiêu chuẩn thải mà các cơ quan quản lý cho phép trước khi thải ra môi trường.

Thành phần tính chất nước thải nhà bếp

Nước thải nhà ăn, nhà bếp chủ yếu chứa nhiều dầu mỡ, chất hữu cơ, vi sinh vật gây bệnh, các chất dinh dưỡng như Nito, Photpho. Ngoài ra còn chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh, vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ cần thiết cho các quá trình chuyển hóa chất bẩn có trong nước thải, chứa nhiều các chất tẩy rửa, tạp chất nguy hại…

Stt

Thông số Đơn vị Giá trị QCVN 14:2008/ BTNMT,

Cột A

1 pH 6.8

5 – 9

2

BOD5 mg/L 450 30

3

SS mg/L 300 50
4 Dầu mỡ mg/L 55

10

5 NO3 mg/L 25

5

6

PO43- mg/L 12 6
7 Tổng Coliform mg/L 5000

3000

Quy trình công nghệ xử lý nước thải nhà bếp

Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải nhà bếp

Bể tách dầu mỡ

Nước thải từ nhà bếp được dẫn vào bể tách dầu. Tại đây loại bỏ các rác thải có kích thước lớn ra khỏi dòng nước. Lượng dầu được vớt ra thường xuyên và chứa trong thùng chứa. Nước đầu ra cũng bể tách dầu được chảy vào bể điều hòa. Nước thải từ khu vệ sinh sau khi qua hầm tự hoại tập trung về bể điều hòa.

Bể điều hòa

Tại bể điều hòa có bố trí máy thổi khí để xáo trộn  nước thải tạo điều kiện hiếu khí tránh sự phân hủy kỵ khí và tránh phát sinh mùi. Bể điều hòa có mục đích ổn định lưu lượng nước thải. Ngoài ra còn giảm bớt sự dao động hàm lượng các chất bẩn trong nước thải. Ngăn cản lượng nước thải có nồng độ chất độc hại cao đi trực tiếp vào các công trình xử lý sinh học sau.

Bể Anoxic

Nước thải sau đó đi qua bể Anoxic (bể thiếu khí). Tại bể Anoxic, NO3 có trong nước thải sẽ chuyển hóa thành N2 phân tử và giải phóng vào không khí qua đó làm giảm nồng độ nitrate.

Bể Aerotank

Sau đó nước thải tiếp tục đi qua bể Aerotank (sinh học hiếu khí). Trong bể Aerotank, Amoni có trong nước thải sẽ chuyển hóa thành nitrit và nitrat. Lượng nitrat sinh ra trong quá trình hiếu khí một phần sẽ được tuần hoàn lại bể thiếu khí để thực hiện quá trình khử nitrat.

Bể lắng sinh học

Nước thải sau đó sẽ tràn qua bể lắng sinh học, bùn được lắng xuống đáy bể. Một phần bùn trong bể được tuần hoàn lại bể Aerotank để duy trì lượng sinh khối. Một phần sẽ đưa qua bể chứa bùn, sau đó đem nén lại và có đơn vị đến thu gom theo định kỳ. Nước trong tràn qua bể khử trùng.

Bể khử trùng

Nước thải được châm NaClO để loại bỏ hết các tạp chất còn lại trong nước thải ở bể khử trùng. Nước sau xử lý được thải ra nguồn tiếp nhận đạt QCVN 14:2008/BTNMT

Ưu điểm công nghệ

  • Hiệu quả xử lý cao và hiệu quả.
  • Loại bỏ các chất hữu cơ
  • Giảm thiểu tối đa mùi hôi
  • Nhu cầu oxy sinh hóa lớn (BOD) loại bỏ ô nhiễm cung cấp một dòng nước chất lượng tốt.
  • Quá trình oxy hóa và nitrat hóa đạt được
  • Ổn định bùn
  • Khả năng loại bỏ ~ 97% chất rắn lơ lửng

Liên hệ

Xử lý nước thải khách sạn

Giới thiệu

Ngành dịch vụ khách sạn những năm gần đây phát triển khá mạnh mẽ. Các nhà đầu tư chú ý nhiều về dịch vụ khách sạn hơn, các dịch vụ khách sạn theo đó cũng mọc lên rất nhiều. Bên cạnh đó vấn đề nước thải khách sạn cũng là vấn đề đáng quan tâm. Nước thải khách sạn chủ yếu phát sinh từ phòng vệ sinh, phòng giặt ủi và nhà bếp.

STT Thông số Đơn vị Giá trị QCVN 14:2015/BTNMT
Cột A Cột B
1 pH 6,5 – 8 5 – 9 5 – 9
2 BOD5 mg/l 700 – 1100 30 50
3 COD mg/l 1000 – 1500    
4 TSS mg/l 450 – 800 50 100
5 Tổng Nitơ mg/l 50 – 80 30 50
6 Tổng Photpho mg/l 10 – 20 6 10
7 Tổng Coliform MPN/100ml 105 – 106 3000 5000

 

Hệ thống xử lý nước thải khách sạn

Thuyết minh về hệ thống

Nước thải khách sạn được thu gom từ nguồn chính từ khách sạn: giặt ủi, nhà vệ sinh và nhà bếp. Nước thải theo ống thu.

Song chắn rác

Nước thải khách sạn chảy qua song chắn rác. Tại đây các chất thải rắn có kích thước lớn được giữ lại. Tránh gây tắc nghẽn đường ống hay hư hỏng máy bơm. Sau đó nước thải được tập trung tại hố thu.

Bể tách dầu mỡ

Nước thải được dẫn quả bể tách dầu mỡ để tách phần nước thải với dầu mỡ. Dầu mỡ chủ yếu từ nhà bếp. Để tạo điều kiện xử lý phía sau đạt hiệu quả cao.

Bể điều hòa

Nước thải khách sạn ở trong bể điều hòa để ổn định lưu lượng, ổn định dòng chảy. Sau khi ổn định, nước thải được chuyển qua bể trung hòa. Tại bể điều hòa có máy thổi khí để tránh diễn ra quá trình kỵ khí dưới đáy bể, gây mùi hôi.

Sau đó nước thải khách sạn được dẫn qua bể Anoxic

Bể Anoxic

Sau khi nước thải khách sạn qua bể điều hòa thì tiếp tục qua bể sinh học thiếu khí Anoxic. Là nơi lưu trú của các chủng vi sinh khử N, P. Khử NO3 thành N2, làm giảm BOD, COD, tại ngăn Anoxic bố trí máy thổi khí để cung cấp oxy dể chuyển hóa NH4 thành NO3, khử BOD, COD, sunfua,… và hoàn tất quy trình xử lý

Bể Aerotank

Phần nước sau khi lắng sẽ qua bể Aerotank. Aerotank là quá trình sinh học hiếu khí. Do đó tại đây có đặt hệ thống thổi khí để cung cấp oxy để tạo năng lượng cho vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ.

Bể lắng

Sau đó, nước thải khách sạn được dẫn qua bể lắng. Tại đây phần bùn cặn hữu cơ, xác vi sinh vật chết bị lắng xuống. Một phần bùn cặn sẽ đem đi xử lý, một phần sẽ tuần hoàn lại bể Anoxic.

Bể khử trùng

Cuối cùng nước thải khách sạn được dẫn qua bể khử trùng để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh. Sau đó thải ra nguồn tiếp nhận

Liên hệ công ty

 

Xử lý nước thải công ty may mặc

Giới thiệu

Từ lâu ngành công nghiệp dệt may đã giữ một vai trò quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Nước ta đang từng bước mang thương hiệu cảu mình vươn tầm thế giới. Hàng xuất khẩu đáp ứng tốt các thị trường Mỹ, EU, Nhật… và trong tương lai và Hàn Quốc, Ấn Độ, Nga…. Bên cạnh những giá trị mà ngành dệt may mang lại, nó cũng tiềm tàng nhiều mối đê dọa cho môi trường khi đa phần những xưởng sản xuất chưa xử lý nước thải công ty may mặc hợp lý.

Nguồn phát sinh

Nước thải trường học đến từ 2 nguồn chính

  • Từ hoạt động nấu nướng của căn tin trường
  • Từ sinh hoạt của công nhân

Nước thải công ty may mặc tương tự như nước thải sinh hoạt với hàm lượng dầu mỡ, thực phẩm thừa và phân hữu cơ cao. Các thông số ô nhiễm dầu ra cần đạt QCVN 14:2008/BTNMT

STT Thông số Đơn vị QCVN 14:2008/BTNMT
A B
1 pH 5 – 9 5 – 9
2 BOD­5 mg/l 30 50
3 COD mg/l
4 TSS mg/l 50 100
5 Tổng Nito mg/l 5 10
6 Tổng Photpho mg/l 6 10
7 Tổng Coliform MPN/100ml 3000 5000
8 Dầu mỡ mg/l 10 20

Đề xuất công nghệ

Thuyết minh quy trình công nghệ

Nước thải đi từ các hoạt động nấu ăn và giặt giũ của căn tin sẽ qua song chắn rác sau đó đến bể vớt dầu mỡ. Dầu cặn được thu gom vào thùng để xử lý. Nước thải từ nhà vệ sinh sẽ đi qua hầm tự hoại 3 ngăn.

Sau đó nước thải chảy xuống bể điều hòa có kết hợp sục khí nhằm ổn định về lưu lượng, nồng độ và oxi hóa một phần chất hữu cơ trong nước thải.

Nước thải qua bể thiếu khí Anoxic để xử lý khí Nito. Công nghệ bể Anoxic sẽ Nitrat hóa và khử Nitrat. Ngoài ra bể còn xử lý Photpho.

Tiếp đến nước thải qua bể sinh học hiếu khí MBR để loại bỏ thành phần hữu cơ trong nước thải. Thay vì tách bùn sinh học bằng công nghệ lắng thì công nghệ MBR lại tách bằng màng. Mỗi đơn vị MBR được cấu tạo gồm nhiều sợi rỗng liên kết với nhau, mỗi sợi rỗng lại cấu tạo giống như một màng lọc. Quá trình xử lý các chất bẩn hữu cơ, N, P trong nước thải nhờ các vi sinh bám dính trên bề mặt giá thể.

Nước thải sau đó được dẫn qua bể lắng 2. Phần bùn sẽ được tuần hoàn trở lại bể MBR. Phần bùn dư được bơm qua bể chứa bùn để xử lý.

Nước sau lắng sẽ chảy qua bể khử trùng. Tại đây, nước thải được khử trùng bằng chlorine để loại bỏ các vi trùng gây bệnh

Nước thải sau khi qua khử trùng đạt QCVN 14:2008/BTNMT (cột A), và được dẫn ra hệ thống cống chung của khu dân cư.

Ưu điểm của công nghệ

Hiệu quả xử lý cao đáp ứng tốt QCVN.

Bể Anoxic và MBR xử lý hiệu quả lượng Nito, Photpho trong nước thải công ty may mặc

Không gây ô nhiễm môi trường.

Xử lý nước thải Giặt tẩy

Giới thiệu

Ngành giặt tẩy từ lâu đã xuất hiện tại những quốc gia phát triển và những năm gần đây nó đang dần dần du nhập cuộc sống của người dân Việt Nam. Do tính chất công việc bận rộn người ta thường không có thời gian giặt giũ nên những dịch vụ giặt tẩy ngày trở nên khá phổ biến. Và bên cạnh ích lợi mà nó mang lại luôn tiềm ẩn một mối nguy hại cho môi trường đó là nước thải giặt tẩy.

 

Quy trình giặt tẩy

  1. Đầu tiên là công đoạn Thu gom. Trong công đoạn này cần thao tác tốt không làm bẩn thêm sản phẩm.
  2. Sản phẩm được Phân loại theo chất liệu vải, độ bẩn, màu sắc và kích thước.
  3. Công đoạn Giặt Xả cần xác định khối lượng đem giặt và lượng hóa chất tương ứng.
  4. Bước Sấy Là tùy theo loại vải mà thời gian sấy khác nhau và nhiệt độ sấy khác nhau.
  5. Bước Gấp và đóng gói đồ: Sản phẩm sau khi hoàn thiện được đóng gói cẩn thận trả về cho khách hàng

Nguồn phát sinh

Quy trình giặt là luôn sử dụng lượng lớn nước cho công đoạn giặt và xả.

Tùy theo từng loại vải và vết bẩn mà người ta sử dụng hóa chất khác nhau. Hiện nay nguồn sản phẩm thường là giặt đồ khách sạn, giặt đồ bệnh viện, giặt đồng phục công ty, giặt thảm trải, giặt khăn trải bàn, giặt quần áo cá nhân, giặt vải mới gia công và nhuộm xonsg.

Thông số thường thấy trong nước thải giặt tẩy

STT

Thông số Đơn vị Giá trị QCVN 40:2011/BTNMT

A

B

1 pH 7 – 9 6 – 9

5.5 – 9

2

BOD­5 mg/l 300 – 500 30 50
3 COD mg/l 600 – 800 75

150

4

Độ màu Pt/Co 100 – 250 50 150
5 TSS mg/l 150 – 200 50

100

6

Nito Tong mg/l 75 – 85 20 40
7 Photpho Tong mg/l 15 – 20 4

6

Đề xuất công nghệ

Thuyết minh quy trình công nghệ

Đầu tiên, nước thải đi qua lưới chắn rác để loại bỏ rác thô.

Tiếp đến, nước được gom vào hố thu. Sau đó qua bể điều hòa kết hợp sục khí để ổn định nồng độ và lưu lượng cũng như ngăn cặn không lắng xuống đáy.

Sau đó nước thải được chăm hóa chất trong thiết bị trộn và chảy qua bể phản ứng tại đây quá trình keo tụ tạo bông diễn ra.

Và các cặn lắng được vận chuyển chậm qua bể lắng để không phá vỡ bông bùn.

Nước trong sẽ được châm Clo để khử trùng sơ bộ trước khi xả bỏ ra hệ thống nước thải sinh hoạt của khu dân cư.

Bùn được bơm qua bể nén bùn. Nước ở bể nén bùn được dẫn về bể điều hòa.

Ưu điểm của công nghệ xử lý 

Hệ thống xử lý đơn giản ít tốn kém.

Hiệu quả xử lý cao đáp ứng tốt QCVN.

Thao tác vận hành đơn giản.

Không gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo chất lượng nguồn nước cho các hộ dân cư.

Xử lý nước thải phòng khám

Giới thiệu

Đời sống con người ngày càng phát triển, bên cạnh đó ô nhiễm môi trường cũng ngày một tăng ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Do đó vấn đề chăm sóc sức khỏe cũng được quan tâm nhiều hơn. Các bệnh viên luôn trong tình trạng quá tải. Ngoài bệnh viện ra thì rất nhiều phòng khám tư nhân có quy mô vừa và nhỏ được mở ra nhằm phục vụ nhu cầu của người dân đặc biệt là ở các thành phố lớn. Bên cạnh sự phát triển về kinh tế, dịch vụ tư.. song phát triển các phòng khám cũng tạo ảnh hưởng không tốt đối với môi trường. Do đó xử lý nước thải phòng khám cũng là vấn đề cần được quan tâm so với xử lý nước thải bệnh viện.

Thành phần tính chất nước thải phòng khám

Nước thải từ phòng khám: dịch, máu, các loại hóa chất dùng xét nghiệm, khử trùng, tẩy rửa, các loại vaccin, ật, các phế phẩm thuốc, dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh, vi sinh vật gây bệnh,… nên cần phải xử lý nước thải phòng khám trước khi thải ra ngoài môi trường.

Nước thải phát sinh từ các phòng khám chứa nhiều chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, các chất dinh dưỡng N, P và các vi trùng gây bệnh. Nồng độ BOD5, COD trong nước thải không cao, rất thích hợp cho quá trình xử lý sinh học.

Stt

Thông số Đơn vị Nồng độ
1 pH

6.8 – 7.2

2

SS mg/L 120 – 210
3 BOD5 mg/L

80 – 152

4

COD mg/L 110 – 220
5 Tổng Nito mg/L

30 – 40

6

Tổng Phospho mg/L 3 – 5
7 Tổng Coliform MPN/100mL

104 – 106

Quy trình công nghệ xử lý nước thải phòng khám

Thuyết minh công nghệ

Nước thải y tế từ phòng khám qua song chắn rác loại bỏ các rác thải có kích thước lớn. Sau đó được tập trung vào bể thu gom.

Bể điều hòa

Nước thải được dẫn qua bể điều hòa nhằm mục đích ổn định lưu lượng nước thải. Tại đây có bố trí máy thổi khí vào nhằm khuấy trộn nước thải tạo điều kiện hiếu khí tránh sự phân hủy kỵ khí. Bể điều hòa còn giảm bớt sự dao động hàm lượng các chất bẩn trong nước thải. Ngăn cản lượng nước thải có nồng độ chất độc hại cao đi trực tiếp vào các công trình xử lý sinh học sau.

Bể sinh học MBR

Tại bể sinh học MBR, quá trình phân hủy chất hữu cơ xảy ra khi nước thải tiếp xúc với bùn trong điều kiện sục khí liên tục. Việc sục khí tại vùng hiếu khí nhằm đảm bảo các yêu cầu cung cấp đủ lượng oxy cho hoạt động của vi sinh vật. Bên cạnh đó duy trì bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng bằng cách dùng máy thổi khí và hệ thống phân phối được lắp ở đáy bể. Sau thời gian lưu nước thích hợp, nước thải được bơm vào các module màng lọc MF, nước thải sau lọc chảy vào bể khử trùng.

Bể khử trùng

Tại bể khử trùng, nước thải được châm hóa chất Javen (NaOCl 6%) vào bể khử trùng, Javel là chất oxy hóa mạnh thường được sử dụng rộng rãi trong quá trình khử trùng nước thải. Ngoài mục đích khử trùng, javel còn có thể sử dụng để giảm mùi. Dung dịch Javel được bơm định lượng vào hệ thống khử trùng để tiến hành khử trùng nước thải.
Nước sau khi khử trùng, đạt tiêu chuẩn và đủ điều kiện xả ra nguồn tiếp nhận. Nước sau xử lý đạt QCVN 28:2010/BTNMT – cột A về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế.

Bể chứa bùn

Lượng bùn dư hàng ngày từ bể sinh học MBR được bơm về bể chứa bùn. Sau đó được hút định kỳ và đem xử lý theo quy định.

  • Ưu điểm của công nghệ :
    Đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra đạt yêu cầu.
  • Không chiếm nhiều diện tích xây dựng
  • Chi phí lắp đặt và chi phí thiết bị hợp lý
  • Không cần bể lắng và giảm kích thước bể nén bùn
  • Thích hợp dùng cho các công trình nước thải có quy mô vừa và nhỏ đặc biệt là những nơi khó lắp đặt như trong phòng khám.

Liên hệ

 

Xử lý nước thải nhà bếp, nhà ăn

Giới thiệu

Nước thải nhà ăn, nhà bếp chứa nhiều dầu mỡ. Nguồn thải do hoạt động nấu nướng và vệ sinh các dụng cụ nhà bếp và khu vực nấu. Ngoài ra, trong nước thải nhà ăn, nhà bếp còn chứa nhiều chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng như Nito, Photpho. Nếu không được xử lý mà thải ra môi trường sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Một phần nước thải phát sinh từ khu vực vệ sinh của nhân viên trong khu nhà ăn, nhà bếp.

STT Thông số Đơn vị Giá trị QCVN 14:2015/BTNMT
1 pH 6 – 7,5 5 – 9
2 BOD5 mg/l 400 – 500 30
3 SS mg/l 250 – 400 50
4 Dầu mỡ mg/l 40 – 60 10
5 Nitrat(NO3) mg/l 20 – 30 5
6 Photphat(PO43-) mg/l 10 – 15 6
7 Tổng Coliform mg/l 5000 3000

 

Hệ thống xử lý nước thải nhà ăn, nhà bếp

Thuyết minh công nghệ

Nước thải nhà ăn, nhà bếp được thu gom vào đường ống và dẫn tới bể tách dầu mỡ. Dầu mỡ sau khi tách được chuyển qua thùng chứa dầu mỡ.

Bể điều hòa

Nước thải nhà bếp, nhà ăn ở trong bể điều hòa để ổn định lưu lượng, ổn định dòng chảy. Sau khi ổn định, nước thải được chuyển qua bể trung hòa. Tại bể điều hòa có máy thổi khí để tránh diễn ra quá trình kỵ khí dưới đáy bể, gây mùi hôi. Sau đó nước thải nhà bếp, nhà ăn được dẫn qua bể Anoxic.

Bể Anoxic

Sau khi nước thải nhà ăn, nhà bếp qua bể điều hòa thì tiếp tục qua bể sinh học thiếu khí Anoxic. Là nơi lưu trú của các chủng vi sinh khử N, P. Khử NO3 thành N2, làm giảm BOD, COD, tại ngăn Anoxic bố trí máy thổi khí để cung cấp oxy dể chuyển hóa NH4 thành NO3, khử BOD, COD, sunfua,… và hoàn tất quy trình xử lý

Bể Aerotank

Phần nước sau khi lắng sẽ qua bể Aerotank. Aerotank là quá trình sinh học hiếu khí. Do đó tại đây có đặt hệ thống thổi khí để cung cấp oxy để tạo năng lượng cho vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ.

Bể lắng

Sau đó, nước thải nhà ăn, nhà bếp được dẫn qua bể lắng. Tại đây phần bùn cặn hữu cơ, xác vi sinh vật chết bị lắng xuống. Một phần bùn cặn sẽ đem đi xử lý, một phần sẽ tuần hoàn lại bể Anoxic.

Bể khử trùng

Cuối cùng nước thải nhà ăn, nhà bếp được dẫn qua bể khử trùng để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh. Sau đó thải ra nguồn tiếp nhận

Liên hệ công ty

 

NƯỚC THẢI SẢN XUẤT THỦY TINH

Giới thiệu

Thủy tinh là một chất liệu phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Nó được kết tinh từ những hạt cát nhỏ qua quá trình nung chảy và chế tác thành những món đồ vật đẹp mắt bằng thủy tinh sử dụng trong cuộc sống hàng ngày như chai, lọ, ly, tách…Vì thủy tinh là một chất rắn vô định hình nên cần phải hòa trộn thêm các tạp chất để có tính chất theo ý muốn do vậy mà nước thải thủy tinh chứa nhiều thành phần độc hại. Vì vậy cần phải có hệ thống xử lý nước thải sản xuât thủy tinh phù hợp để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe con người.

Dây chuyền công nghệ chung của ngành sản xuất thủy tinh

Nguồn phát sinh nước thải sản xuất thủy tinh

Nguồn phát sinh Thành phần ô nhiễm
Quá trình sản xuất Chất hữu cơ hòa tan, tạp chất.
Nước thải sinh hoạt Chất hữu cơ, vi khuẩn

 

Thành phần và tính chất của nước thải sản xuất thủy tinh

Đặc trưng của nước thải sản suất thủy tinh là hàm lượng BOD, COD, TSS cao

Đề xuất hệ thống xử lý nước thải sản xuất thủy tinh

Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải sản suất thủy tinh

Sông chắn rác và bể lắng cát

Nước thải sản xuất thủy tinh được thu gom, sau đó chảy về sông chắn rác để loại bỏ các loại rác có kích thước lớn đồng thời bể lắng cát có nhiệm vụ tách các chất rắn lơ lửng tránh ảnh hưởng đến các công trình phía sau. Nước thải được bơm sang bể điều hòa

Bể điều hòa

Tại đây, có trang bị hệ thống máy thổi khí mục đích khuấy trộn đều nước thải tránh hiện tượng lắng cặn dưới đáy bể đồng thời điều hòa lưu lượng và ổn định nồng độ chất thải. Tiếp theo nước thải sẽ được bơm sang bể keo tụ – tạo bông.

Bể keo tụ – tạo bông

Tại đây các hóa chất keo tụ keo tụ được châm vào như phèn nhôm, phèn sắt, PAC,…tạo điều kiện cho quá trình hình thành bông cặn diễn ra nhanh. Hóa chất polymer anion được châm như là một chất trợ keo tụ ngoài ra bể có trang bị hệ thống máy khuấy trộn với tốc độ chậm tạo điều kiện cho các bông cặn có kích thước nhỏ chuyển động, va chạm và kết dính vào nhau tạo điều kiện hình thành các bông cặn có kích thước lớn và lắng xuống. Nước thải tự chảy qua bể lắng 1.

Bể lắng 1

Tại đây diễn ra quá trình lắng các bông cặn đã keo tụ nhờ trọng lực, phần bùn sẽ được bơm qua bể chứa bùn xử lý định kỳ, phần nước sạch trên bề mặt được dẫn qua bể lọc áp lực.

Bể lọc áp lực

Tại đây sử dụng các vật liệu lọc như sỏi đỡ, cát thạch anh, than hoạt tính để loại bỏ các cặn lơ lửng có kích thước nhỏ. Tiếp theo nước sẽ qua bể khử trùng

Bể khử trùng

Tại đây sử dụng hóa chất NaOCl là chất khử trùng để diệt các vi khuẩn gây bệnh. Diễn ra hai quá trình:

–        Khuếch tán xuyên qua tế bào vi sinh vật

–        Phản ứng với tế bào phá hoại quá trình trao đổi chất

Ưu điểm công nghệ xử lý nước thải sản xuất thủy tinh

–        Nước sau khi xử lí đạt QCVN theo quy đinh hiện hành

–        Xử lý triệt để các chất ô nhiễm có trong nước thải

–        Quá trình bão dưỡng , vận hành đơn giản

–        Được kiểm soát chặt chẽ bằng các thiết bị tự động

 

 

© 2024: Công ty Môi trường Hòa Bình Xanh | GREEN EYE Theme by: D5 Creation | Powered by: WordPress