NƯỚC THẢI SẢN XUẤT NƯỚC MẮM

Giới thiệu

Nước ta với đường bờ biển kéo dài hơn 3000 km trước nay luôn gắn bó với các ngành nghề về thủy sản. Ngoài xuất khẩu thủy hải sản ra nước ngoài, sản xuất nước mắm là nghề không thể không kể đến với người dân miền biển. Đây là ngành nghề lâu đời mang lại thu nhập cho người dân.

Để có một loại nước mắm ngon hợp vệ sinh đòi hỏi cơ sở sản xuất phải có quy trình sản xuất hiệu quả. Song song đó, nguồn nước thải sẽ phát sinh. Nước thải sản xuất nước mắm sẽ trở thành mối nguy hại của môi trường nếu không xử lý hiệu quả. Vì vậy, xây dựng một hệ thống xử lý nước thải sản xuất nước mắm là một việc cần thiết.

Quy trình sản xuất nước mắm

Sản xuất nước mắm truyền thống

Sản xuất nước mắm công nghiệp

Nguồn gốc phát sinh nước thải sản xuất nước mắm

Nước thải sản xuất nước mắm phát sinh từ nhiều công đoạn

Nước thải sản xuất nước mắm từ làng nghề truyền thống :

  • Nước thải sơ chế cá, rửa cá
  • Nước mắm rò rỉ từ các bồn chứa
  • Nước thải làm nguội máy móc
  • Nước thải rửa thiết bị, bồn chứa, nhà xưởng
  • Nước thải sinh hoạt

Nước thải sản xuất nước mắm công nghiệp ;

  • Nước thải sơ chế cá, rửa cá
  • Nước thải công đoạn lọc
  • Nước mắm rò rỉ
  • Nước thải rửa các thiết bị, bồn chứa, nhà xưởng
  • Nước thải sinh hoạt

Tính chất nước thải sản xuất nước mắm

  • Nước thải sản xuất nước mắm có mùi hôi ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.
  • Chứa chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng.
  • Trong nước thải có cát, dầu mỡ.
  • Nước thải sinh hoạt có chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng.

 

 

 

Thông số Đơn vị Giá trị đầu vào QCVN 40:2011/BTNMT cột A
pH 4,7-5,2 6-9
BOD5 mg/L 1200 30
COD mg/L 1800 75
SS mg/L 250 50
Tổng N mg/L 18 20
Tổng P mg/L 2 4
Độ màu Pt-Co 4000 5

 

 

 

Đề xuất quy trình xử lý nước thải sản xuất nước mắm

Song chắn rác

Nước thải sản xuất nước mắm được dẫn qau song chắn rác. Rác thô được giữ lại và đưa qua thùng rác.

Bể điều hòa

Nước thải qua song chắn rác kết hợp với nước thải sinh hoạt sẽ bơm qua bể điều hòa. Nhờ ejector sục khí, nước thải được điều hòa về lưu lượng và nồng độ các chất : BOD, COD, SS,… cung cấp khí oxy hóa một phần hàm lượng COD, BOD trong nước thải, giảm bớt mùi hôi.

Bể lắng 1

Nước thải lắng một phần các chất rắn và cặn lơ lửng. Bùn cặn được đưa vào bể nén bùn để xử lý bùn.

Bể UASB

Nước thải tiếp tục đưa qua bể UASB xảy qua quá trình phân hủy kỵ khí. Tại đây, vi sinh vật kỵ khí xử lý các hợp chất hữu cơ qua 4 giai đoạn : thủy phân, acid hóa, acetat hóa, methane hóa. Nước thải có pH,  COD giảm.

Bể Anoxic

Nước thải sản xuất nước mắm có hàm lượng BOD và chất hữu cơ cao. Sử dụng điều kiện thiếu khí để khử N,P.  Bể Anoxic kết hợp bể Aerotank khử BOD, khử NH4+, NO3, tận dụng cacbon để khử BOD, tiết kiệm được oxy để khử amoni.

Bể Aerotank

Nước thải được bơm vào bể Aerotank để thực hiện quá trình xử lý hiếu khí. Nước thải được trộn đều với bùn hoạt tính, oxy trong máy thổi khí cung cấp khí cho vi sinh vật hiếu khí phân giải các hợp chất hữu cơ còn lại.

Bể lắng 2

Nước thải sau khi qua bể Aerontank sẽ được lắng bùn. Tại đây, bùn được chuyển qua bể chứa bùn để xử lý. Một phần bùn được tuần hoàn lại lại bể Aerotank để tránh thất thoát sinh khối.

Nước thải tràn qua máng răng cưa chảy qua bể trung gian.

Bồn lọc áp lực

Nước thải được bơm lên bồn lọc áp lực. Trong bồn chứa vật liệu than, sỏi, đá,.. giúp loại bỏ các chất hữu cơ, chất bẩn còn sót lại.

Bể khử trùng

Nước thải sản xuất nước mắm được đưa qua bể khử trùng. Tại đây, các hóa chất khử trùng được đưa vào để loại trừ các vi sinh vật, vi khuẩn gây hại.

Cuối cùng, căn cứ theo quy định trong QCVN 40:2011/BTNMT nước thải được thải ra nguồn tiếp nhận.

Ưu điểm

Hiệu suất xử lý cao

Vận hành, bảo dưỡng đơn giản

Xử lý được N,P

Tiết kiệm năng lượng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

© 2024: Công ty Môi trường Hòa Bình Xanh | GREEN EYE Theme by: D5 Creation | Powered by: WordPress