Tin tức
now browsing by category
NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN MÌ ĂN LIỀN
Giới thiệu
Mì ăn liền hay còn gọi là mì gói là món ăn nhanh được mọi người ưa chuộng vì sự tiện lợi như nhanh, gọn và rẻ tiền. Để tạo ra 1 gói mì ăn liền thì các nhà sản xuất phải thực hiện các công đoạn rất phức tạp sinh ra các loại nước thải khác nhau. Vì vậy cần phải có hệ thống xử lý nước thải chế biến mì ăn liền phù hợp để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe con người
Dây chuyền công nghệ chung của ngành chế biến mì ăn liền
quy trình công nghệ chế biến mì ăn liền
Nguồn phát sinh nước thải chế biến mì ăn liền
Chủ yếu từ các công đoạn sản xuất như : cán-cắt sợi, hấp chín, phun nước lèo, chiên dầu…
Thành phần và tính chất của nước thải chế biến mì ăn liền
Bảng thông số ô nhiễm của nước thải sản xuất mì ăn liền
Những ảnh hưởng từ các chất gây ô nhiễm trong nước thải chế biến mì ăn liền
Nguồn ô nhiễm |
ảnh hưởng |
Chất rắn lơ lửng (SS) | Gây ảnh hưởng đến thủy sinh, tăng độ đục của nước (giảm giá trị cảm quan) và gây bồi lắng dòng chảy. |
Dầu mỡ |
Ngăn cản quá trình hô hấp, quang hợp và cung cấp năng lượng của thực vật thủy sinh → chết hàng loạt |
Đề xuất hệ thống xử lý nước thải chế biến mì ăn liền
Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải chế biến mì ăn liền
Bể thu gom
Trước khi qua bể thu gom nước thải sẽ qua sông chắn rác để loại bỏ các loại rác có kích thước lớn tránh gây hư hỏng đến các công trình phía sau. Từ bể thu gom nước thải sẽ chảy qua bể tách dầu mỡ
Bể tách dầu mỡ
Tại đây, nước thải sẽ được lưu giữ trong một thời gian đã được tính toán để lớp dầu mỡ nổi lên trên bề mặt và có hệ thống ống thu dầu mỡ. Phần nước thải ở dưới sẽ chảy qua bể điều hòa
Bể điều hòa
Tại đây, có trang bị hệ thống máy thổi khí mục đích khuấy trộn đều nước thải tránh hiện tượng lắng cặn dưới đáy bể đồng thời điều hòa lưu lượng và ổn định nồng độ chất thải. Tiếp theo nước thải sẽ được bơm sang bể tuyển nổi.
Bể tuyển nổi
Tại đây có trang bị hệ thống sục khí tạo điều kiện cho các hạt cặn có kích thước nhỏ nổi trên bề mặt. Phần nước phía dưới sẽ chảy qua bể aerotank
Bể aerotank
Tại đây, diễn qua khá trình khử BOD, COD, NH4, NO3-. Đồng thời sục khí liên tục tạo điều kiện cho bùn hoạt tính luôn duy trì trạng thái lơ lửng, tiếp xúc với nước nước thải để quá trình phân hủy diễn ra nhanh hơn.
3 giai đoạn của quá trình xử lý sinh học hiếu khí:
- Oxi hóa các chất hưu cơ
- Tổng hợp tế bào mới
- Phân hủy nội bào
Bể lắng sinh học
Tại đây xảy ra quá trình tách pha giữa bùn và nước. Phần bùn lắng sẽ được tuần hoàn lại bể aerotank để duy trì mật độ vi sinh vật, một phần tập trung vào ngăn chứa bùn. Phần nước tự chảy qua bể khử trùng
Bể khử trùng
Tại đây sử dụng hóa chất NaOCl là chất khử trùng để diệt các vi khuẩn gây bệnh. Diễn ra hai quá trình:
– Khuếch tán xuyên qua tế bào vi sinh vật
– Phản ứng với tế bào phá hoại quá trình trao đổi chất
Bể lọc áp lực
Tại đây sử dụng các vật liệu lọc như sỏi đỡ, cát thạch anh, than hoạt tính để loại bỏ các cặn lơ lửng có kích thước nhỏ. Nước sau khi lọc sẽ được xả ra nguồn tiếp nhận.
Ưu điểm công nghệ xử lý nước thải chế biến mì ăn liền
– Nước sau khi xử lí đạt QCVN theo quy đinh hiện hành
– Xử lý triệt để các chất ô nhiễm có trong nước thải
– Quá trình bão dưỡng , vận hành đơn giản
– Được kiểm soát chặt chẽ bằng các thiết bị tự động
NƯỚC THẢI SẢN XUẤT NƯỚC MẮM
Giới thiệu
Nước ta với đường bờ biển kéo dài hơn 3000 km trước nay luôn gắn bó với các ngành nghề về thủy sản. Ngoài xuất khẩu thủy hải sản ra nước ngoài, sản xuất nước mắm là nghề không thể không kể đến với người dân miền biển. Đây là ngành nghề lâu đời mang lại thu nhập cho người dân.
Để có một loại nước mắm ngon hợp vệ sinh đòi hỏi cơ sở sản xuất phải có quy trình sản xuất hiệu quả. Song song đó, nguồn nước thải sẽ phát sinh. Nước thải sản xuất nước mắm sẽ trở thành mối nguy hại của môi trường nếu không xử lý hiệu quả. Vì vậy, xây dựng một hệ thống xử lý nước thải sản xuất nước mắm là một việc cần thiết.
Quy trình sản xuất nước mắm
Sản xuất nước mắm truyền thống
Sản xuất nước mắm công nghiệp
Nguồn gốc phát sinh nước thải sản xuất nước mắm
Nước thải sản xuất nước mắm phát sinh từ nhiều công đoạn
Nước thải sản xuất nước mắm từ làng nghề truyền thống :
- Nước thải sơ chế cá, rửa cá
- Nước mắm rò rỉ từ các bồn chứa
- Nước thải làm nguội máy móc
- Nước thải rửa thiết bị, bồn chứa, nhà xưởng
- Nước thải sinh hoạt
Nước thải sản xuất nước mắm công nghiệp ;
- Nước thải sơ chế cá, rửa cá
- Nước thải công đoạn lọc
- Nước mắm rò rỉ
- Nước thải rửa các thiết bị, bồn chứa, nhà xưởng
- Nước thải sinh hoạt
Tính chất nước thải sản xuất nước mắm
- Nước thải sản xuất nước mắm có mùi hôi ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.
- Chứa chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng.
- Trong nước thải có cát, dầu mỡ.
- Nước thải sinh hoạt có chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng.
Thông số | Đơn vị | Giá trị đầu vào | QCVN 40:2011/BTNMT cột A |
pH | – | 4,7-5,2 | 6-9 |
BOD5 | mg/L | 1200 | 30 |
COD | mg/L | 1800 | 75 |
SS | mg/L | 250 | 50 |
Tổng N | mg/L | 18 | 20 |
Tổng P | mg/L | 2 | 4 |
Độ màu | Pt-Co | 4000 | 5 |
Đề xuất quy trình xử lý nước thải sản xuất nước mắm
Song chắn rác
Nước thải sản xuất nước mắm được dẫn qau song chắn rác. Rác thô được giữ lại và đưa qua thùng rác.
Bể điều hòa
Nước thải qua song chắn rác kết hợp với nước thải sinh hoạt sẽ bơm qua bể điều hòa. Nhờ ejector sục khí, nước thải được điều hòa về lưu lượng và nồng độ các chất : BOD, COD, SS,… cung cấp khí oxy hóa một phần hàm lượng COD, BOD trong nước thải, giảm bớt mùi hôi.
Bể lắng 1
Nước thải lắng một phần các chất rắn và cặn lơ lửng. Bùn cặn được đưa vào bể nén bùn để xử lý bùn.
Bể UASB
Nước thải tiếp tục đưa qua bể UASB xảy qua quá trình phân hủy kỵ khí. Tại đây, vi sinh vật kỵ khí xử lý các hợp chất hữu cơ qua 4 giai đoạn : thủy phân, acid hóa, acetat hóa, methane hóa. Nước thải có pH, COD giảm.
Bể Anoxic
Nước thải sản xuất nước mắm có hàm lượng BOD và chất hữu cơ cao. Sử dụng điều kiện thiếu khí để khử N,P. Bể Anoxic kết hợp bể Aerotank khử BOD, khử NH4+, NO3–, tận dụng cacbon để khử BOD, tiết kiệm được oxy để khử amoni.
Bể Aerotank
Nước thải được bơm vào bể Aerotank để thực hiện quá trình xử lý hiếu khí. Nước thải được trộn đều với bùn hoạt tính, oxy trong máy thổi khí cung cấp khí cho vi sinh vật hiếu khí phân giải các hợp chất hữu cơ còn lại.
Bể lắng 2
Nước thải sau khi qua bể Aerontank sẽ được lắng bùn. Tại đây, bùn được chuyển qua bể chứa bùn để xử lý. Một phần bùn được tuần hoàn lại lại bể Aerotank để tránh thất thoát sinh khối.
Nước thải tràn qua máng răng cưa chảy qua bể trung gian.
Bồn lọc áp lực
Nước thải được bơm lên bồn lọc áp lực. Trong bồn chứa vật liệu than, sỏi, đá,.. giúp loại bỏ các chất hữu cơ, chất bẩn còn sót lại.
Bể khử trùng
Nước thải sản xuất nước mắm được đưa qua bể khử trùng. Tại đây, các hóa chất khử trùng được đưa vào để loại trừ các vi sinh vật, vi khuẩn gây hại.
Cuối cùng, căn cứ theo quy định trong QCVN 40:2011/BTNMT nước thải được thải ra nguồn tiếp nhận.
Ưu điểm
Hiệu suất xử lý cao
Vận hành, bảo dưỡng đơn giản
Xử lý được N,P
Tiết kiệm năng lượng
Xử lý nước thải sản xuất bún
Giới thiệu
Bún là một trong những sản phẩm truyền thống phổ biến ở Việt Nam, chỉ xếp sau các món ăn dạng cơm, phở. Bún là loại thực phẩm dạng sợi tròn, trắm mềm, được làm từ bột gạo, tạo sợi qua khuôn và được luộc chín trong nước sôi. Có thể thấy bún không chỉ có mạt ở các quán binh dân mà còn có ở các nhà hàng sang trọng. Do đó, để đáp ứng nhu cầu của người dùng, các cơ sơ sản xuất bún ngày càng phát triển. Song song với việc phát triển, sản xuất bún gạo cũng phát sinh ra môi trường một lượng nước thải lớn, gây ô nhiễm môi trường. Vì thế cần đưa ra giải pháp xử lý nước thải sản xuất bún.
Quy trình sản xuất bún
Các nguồn phát sinh nước thải sản xuất bún:
Nước thải sinh hoạt của công nhân viên tại cơ sở, nước thải chế biến thức ăn từ nhà ăn,..
Nước rửa gạo,nước vo gạo có màu trắng đục. Nước thải này chứa nhiều tinh bột, vitamin, khoáng vi lượng, chất rắn lơ lửng…và chiếm 25 – 30% tổng lượng nước thải.
Nước rửa bún, làm nguội bún sau khi đùn, nước này thường có màu trắng đục, chứa nhiều tinh bột…
Nước vệ sinh máy xay bột, máy đùn, vải lọc bột, nước thải vệ sinh nền, sàn nhà…nước thải này chứa nhiều cát, tinh bột, chất rắn lơ lửng…
Thành phần nước thải sản xuất bún
TT |
Thông số | Đơn vị | Kết quả |
1 |
pH | – | 7 – 7.5 |
2 | COD | mg/L |
1376 |
3 |
BOD5 | mg/L | 621 |
4 | N | mg/L |
85.24 |
5 |
P | mg/L |
6.92 |
6 | VSV tổng số | CFU/ml |
12710 x 106 |
Nước thải sản xuất bún tại làng nghề Phú Đô
Trong nước thải sản xuất bún có tới 25- 30% tinh bột, vitamin và khoáng vi lượng.
Nước thải rất giàu chất hữu cơ, dễ phân hủy sinh học.
Chất thải bị phân hủy yếm khí làm nước có mùi hôi
Chất thải chứa nhiều nitơ, photpho…
Chỉ số COD, BOD cao hơn rất nhiều lần so với quy định.
Chất thải khó phân hủy, lâu sẽ ngấm xuống lòng đất.
Quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất bún
Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất bún
Hầm biogas
Nước thải sản xuất bún chứa tinh bột thức ăn thừa, từ nhà ăn được đưa về hầm ủ bioga với mục đích xử lý các chất hữu cơ có nồng độ cao, khí Biogas được thu hồi làm nhiên liệu đốt.
Bể điều hòa
Nước thải được đưa về bể điều hòa để điều hòa lại nồng độ, lưu lượng nước thải cho các công trình sinh học tiếp theo. Tại đây có bố trí máy thổi khí vào nhằm khuấy trộn nước thải và tạo điều kiện hiếu khí tránh sự phân hủy kỵ khí, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể sinh ra mùi khó chịu.
Bể Anoxic
Nước thải sau khi qua bể điều hòa được đưa về bể thiếu khí Anoxic để loại bỏ nitrat nhờ quá trình khử nitrat và khử một phần COD, BOD. Tại bể Anoxic có lắp đặt hệ thống khuấy trộn tạo sự ổn định cho môi trường thiếu khí để vi sinh vật thiếu khí sinh trưởng và phát triển tốt.
Bể Aerotank
Nước thải được đưa vảo bể xử lý sinh học hiếu khí Aerotank, vi sinh vật hiếu khí sử dụng các chất hữu cơ trong nước thải làm dinh dưỡng để phát triển và khử toàn bộ lượng COD, BOD còn lại và chuyển hóa toàn bộ amoni thành nitrat. Trong bể Aerotank được cấp khí liên tục nhờ máy thổi khí, để cung cấp O2 cho các vi sinh vật.
Bể lắng sinh học
Nước thải sau khi xử lý hiếu khí được đưa qua bể lắng sinh học để lắng toàn bộ cặn lơ lửng trong nước thải bằng trọng lực. Một phần bùn thải từ bể lắng sinh học sẽ tuần hoàn về bể Aerotank và bể Anoxic để đảm bảo mật độ vi sinh phát triển trong bể. Còn lượng bùn còn lại sẽ được đưa ra bể chứa bùn và sân phơi bùn rồi sau đó được xe thu gom đem đi xử lý.
Bể khử trùng
Nước thải sau khi lắng sinh học sẽ chảy qua bể khử trùng tiếp xúc với dung dịch NaClO để tiêu diệt các vi khuẩn có hại còn lại trong nước thải. Sau đó thải ra nguồn tiếp nhận đạt chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT.
Ưu điểm công nghệ
- Xử lý hiệu quả các chất hữu cơ với nồng độ cao trong nước thải
- Sự kết hợp giữa bể anoxic và aerotank giúp xử lý hiệu quả chỉ tiêu BOD, COD, Nito trong nước thải.
- Tiết kiệm diện tích và chi phí xây dựng, chi phí vận hành
- Vận hành đơn giản, ổn định
- Không tốn chi phí hóa chất..
Liên hệ
Xử lý nước thải sản xuất bánh kẹo
Giới thiệu
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự gia tăng trong quy mô dân số với cơ cấu trẻ. Bánh kẹo là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định tại Việt Nam. Trong khi các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ đang bị thu hẹp dẫn thì các công ty bánh kẹo lớn trong nước ngày càng khẳng định được vị thế quan trọng của mình trên thị trường với sự đa dạng trong sản phẩm, chất lượng khá tốt, phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam, cạnh tranh rất tốt với hàng nhập khẩu. Bên cạnh đó hoạt động sản xuất của ngành bánh kẹo cũng có những tác động tiêu cực đến môi trường, đặc biệt là nước thải.
Thành phần tính chất nước thải bánh kẹo
Nước thải bánh kẹo chứa hàm lượng cao chất hữu cơ, cặn lơ lửng, dầu mỡ. Một số chất tẩy rửa từ nhà máy, thiết bị, vệ sinh nhà máy.
Một số thông số cơ bản của các chất ô nhiễm
STT | Thông số | Đơn vị | Giá trị | QCVN 40:2011/BTNMT | |
Cột A | Cột B | ||||
1 | pH | – | 5 – 10,5 | 6 – 9 | 5,5 – 9 |
2 | BOD5 | mg/l | 1000 – 1500 | 30 | 50 |
3 | COD | mg/l | 1500 – 2000 | 75 | 150 |
4 | Chất rắn lơ lửng(SS) | mg/l | 400 – 600 | 50 | 100 |
5 | Tổng N | mg/l | 35 – 50 | 20 | 40 |
6 | Tổng P | mg/l | 8 – 15 | 4 | 6 |
7 | Tổng dầu mỡ khoáng | mg/l | 140 – 180 | 5 | 10 |
8 | Tổng coliforms | mg/l | 104 – 105 | 3000 | 5000 |
Hệ thống xử lý nước thải bánh kẹo
Thuyết minh về sơ đồ công nghệ
Hố thu
Nguồn nước thải của nhà máy bánh kẹo được tập trung vào một đường ống dẫn qua song chắn rác. Tại đây các chất thải rắn có kích thước lớn bị giữ lại, tránh gây hư hỏng các thiết bị phía sau. Tiếp đó nước thải bánh kẹo được dẫn vào hố thu, hố chứa nước thải. Dưới đáy hố thu có lắp 1 máy bơm chìm đề bơm nước thải qua bể điều hòa.
Bể điều hòa
Nước thải được dẫn qua bể điều hòa để ổn định lưu lượng, tốc độ và nồng độ chất thải trong nước thải giày da. Tại bể điều hòa có đặt hệ thống sục khí giúp cho xáo trộn đều nguồn nước, tránh lắng cặn và giúp xảy ra hiện tượng phân hủy kỵ khí trong bể.
Bể DAF(Dissolved air floartation)
Bể DAF là một thiết bị dùng để tách và loại bỏ các chất rắn hòa tan (TDS) từ chất lỏng dựa trên những thay đổi trong độ tan của khí áp khác nhau. Nước thải bánh kẹo được bơm vào bể. Không khí được cấp vào bồn khí tan bằng máy nén khí. Tại đây nước thải bánh kẹo và không khí được hòa trộn. Nước bão hòa không khí chảy vào ngăn tuyển nổi của bể tuyển nối, qua một van giảm áp suất, áp suất được giảm đột ngột về áp suất khí quyển. Khí hòa tan được tách ra và dính bám vào các hạt cặn hạt cặn trong nước, quá trình tuyển nổi được hình thành. Dầu mỡ sau khi tách và nổi lên thì được gạt chuyển qua bể chưa dầu mỡ. Sau đó nước thải được chuyển qua bể UASB.
Bể sinh học kỵ khí UASB
Trong điều kiện kỵ khí, các chất hữu cơ có trong nước thải sẽ bị phân hủy thành các chất khí như: CH4, NH3, H2S,… tạo nên sự xáo trộn trong bể. Các chất khí có khuynh hướng bám vào các hạt bùn, nổi lên bềm mặt và va chạm với tấm hướng dòng. Các tấm này có nhiệm vụ tách khí, bùn và nước.
Phương trình sinh hóa cơ bản:
CHC + VSV à CH4 + NH3 + H2S + H2 + CO2 + tế bào mới
Bể MBBR(Moving Bed Biofilm Reactor)
Bể MBBR trong đó sử dụng các giá thể cho vi sinh dính bám để sinh trưởng và phát triển. Công nghệ MBBR là công nghệ kết hợp giữa quá trình xử lý bùn hoạt tính hiếu khí và bể lọc sinh học.Xử lý hiệu quả các chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng N và P. Không bị nghẹt bùn trong khoảng thời gian dài hoạt động.
Bể lắng
Sau đó, nước thải bánh kẹo được dẫn qua bể lắng. Tại đây 1 phần bùn cặn hữu cơ, xác vi sinh vật chết bị lắng xuống. Phần bùn cặn sẽ chuyển qua bể chứa bùn, ép bùn để giảm khối lượng bùn rồi đem đi xử lý.
Bể trung gian
Bể có chức năng chứa nước thải bánh kẹo và vận hành đúng tiến độ. Còn có chức năng điều chỉnh pH của nước thải
Bể lọc áp lực
Phần nước thải còn lại sau khi lắng sẽ qua bể lọc áp lực. Bể lọc áp lực giúp lọc các cặn, mùi, màu còn lại trong nước thải.
Bể khử trùng
Châm NaOCl vào bể để xử lý các vi khuẩn gây bệnh có trong nước thải bánh kẹo. Sau đó thải ra nguồn tiếp nhận.
Ưu điểm của công nghệ
– Hiệu quả xử lý các chất hữu cơ cao
– Xử lý hiệu quả các chất dinh dưỡng: N, P
– Chi phí xây dựng và vận hành thấp
Liên hệ công ty
NƯỚC THẢI GỐM SỨ
Giới thiệu
Ngành sản xuất gốm sứ là ngành nghề truyền thống lâu đời của Việt Nam. Do nhu cầu sử dụng các mặt hàng gốm sứ ngày càng cao nên thị trường sản xuất ngày càng nhân rộng, xuất khẩu qua các nước Đài Loan, Thái Lan, …
Nước thải sản xuất gốm sứ phát sinh trong quá trình sản xuất sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người nếu không được xử lý trước khi thải ra ngoài. Để đảm bảo phát triển bền vững và phát triển kinh tế thì xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho các cơ sở sản xuất gốm là ần thiết.
Quy trình sản xuất gốm sứ
Nguồn gốc phát sinh nước thải sản xuất gốm sứ
Nước thải sản xuất gốm sứ phát sinh từ nhiều công đoạn :
- Nước thải khi pha chế đất.
- Nước thải tráng men
- Nước thải rửa thiêt bị, dụng cụ
- Nước thải vệ sinh nhà xưởng
- Nước thải sinh hoạt của công nhân
Tính chất nước thải sản xuất gốm sứ
Nước thải sản xuất gốm sứ chứa nhiều chất lơ lửng, độ màu ( trong công đoạn phun sơn). Ngoài ra, trong nước thải còn chứa dầu mỡ, lượng chất hữu cơ cao từ nước thải sinh hoạt.
Nước thải sản xuất gốm sứ có mùi hôi gây ảnh hưởng đến người dân xung quanh.
Đề xuất quy trình xử lý nước thải sản xuất gốm sứ
Song chắn rác
Nước thải sản xuất gốm sứ được đưa vào bể chứa. Sau đó, nước thải được dẫn qua song chắn rác để loại bỏ rác thô tránh gây tắc nghẽn bơm cho các công trình phía sau.
Bể điều hòa
Nước thải từ hố thu kết hợp với nước thải sinh hoạt sẽ chảy vào bể thu gom và bơm qua bể điều hòa.Nhờ ejector sục khí, nước thải được điều hòa về lưu lượng và nồng độ các chất : BOD, COD, SS,… cung cấp khí oxy hóa một phần hàm lượng COD, BOD trong nước thải, giảm bớt mùi hôi.
Bể keo tụ tạo bông
Nước thải sau khi qua quá trình Fenton đưa qua bể keo tụ tạo bông. Hóa chất keo tụ và trợ keo tụ được thêm vào bể để liên kết với các chất bẩn trong nước thải. Các bông cặn có kích thước lớn được tạo thành và chuyển qua bể lắng 1. Các bông bùn cặn có kích thước lớn sẽ lắng trọng lực trong bể lắng 1 . Bùn sau lắng đem qua sân phơi bùn sau đó chuyển qua cho công ty xử lý bùn để xử lý tiếp.
Bể Aerotank
Phần nước trong sau khi lắng được dẫn qua công trình xử lý sinh học hiếu khí Aerotank. Tại đây, các chất hữu cơ trong nước thải sẽ được các vi sinh vật hiếu khí xử lý tạo sinh khối. Trong bể được cấp khí liên tục tạo điều kiện cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động tốt. Bùn trong bể aerotank một phần sẽ được chuyển qua bể lắng 2, một phần được tuần hoàn lại bể để tránh thất thoát sinh khối.
Bể lắng
Nước thải có chứa bùn hoạt tính được chuyển qua bể lắng để tách bùn. Một phần bùn được chuyển qua sân phơi bùn, phần còn lại tuần hoàn về bể Aerotank để tránh thất thoát sinh khối.
Bể khử trùng
Phần nước trong sau lắng được đưa qua bể khử trùng. Javen được châm vào bể để diệt các vi sinh vật có hại như vi khuẩn, virut,…
Nước thải sau xử lý để thải ra ngoài môi trường phải đạt tiêu chuẩn xả thải cho phép theo quy định trong QCVN 40:2011/BTNMT.
Ưu điểm
Hiệu quả xử lý cao
Nước sau xử lý đạt QCVN theo quy định
Bảo dưỡng, vận hành đơn giản
Xử lý nước thải chế biến sữa
Giới thiệu nghề sản xuất
Sữa là nguồn dinh dưỡng có chứa các thành phần vitamin, canxi và khoáng chất cần thiết cho cơ thể con người. Ngày nay, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm về sữa ngày căng tăng do mức sống của con người ngày càng được nâng cao. Để đáp ứng mức tiêu thụ cao, các nhà máy chế biến sữa đang phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các tỉnh thành trên nước Việt Nam. Bên cạnh việc phát triển kinh tế, cung cấp những sản phẩm dinh dưỡng cần thiết cho con người, công nghiệp sữa cũng gây ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiên, sức khỏe con người và hệ sinh thái.
Quy trình sản xuất chế biến sữa
Cũng như nhiều ngành công nghiệp chế biến thực phẩm khác, vấn đề môi trường lớn nhất trong các hoạt động của nhà máy chế biến sữa là lượng nước sử dụng cho quá trình sản xuất rất lớn, lưu lượng nước thải ra môi trường lớn, tiêu hao nhiều năng lượng. Ngoài ra, môi trường còn bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn, bụi, mùi và chất thải rắn…, cũng chiếm một phần đáng kể trong cộng nghiệp chế biến sữa
Thành phần tính chất đặc trưng nước thải
Nước thải sản xuất |
Nước rửa các sản phẩm dơ bên trong thiết bị, đường ống Nước rửa thiết bị, rửa sàn cuối mỗi chu kỳ hoạt động. Nước thải từ lò hơi, máy lạnh Dầu mỡ rò rỉ từ các thiết bị |
Khâu tiệt trùng và đóng hộp |
Nước rửa có chứa sữa |
Chế biến các sản phẩm từ sữa |
Dịch khử protein có chứa nhiều latose |
Nước thải sinh hoạt |
Hàm lượng hữu cơ cao, chủ yếu là đường,protein, acid béo và các chất có khả năng phân hủy sinh học. |
Chỉ tiêu ô nhiễm |
Giá trị đầu vào (mg/L) |
QCVN 40:2011/BTNMT Cột A Cột B |
|
BOD5 |
700 (mg/L) | 30 |
50 |
COD |
980 (mg/L) | 75 |
150 |
TSS |
150 (mg/L) | 50 |
100 |
TN |
40 (mg/L) | 20 |
40 |
Dầu mỡ |
100 (mg/L) | 5 |
10 |
pH |
6 – 9 | 6 – 9 |
5.5 – 9 |
Quy trình công nghệ xử lý nước thải
Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải
Bể điều hòa
Nước thải từ nhà máy được tập trung tại hố thu gom, qua song chắn rác để loại bỏ các loại tạp chất thô có kích thước lớn. Sau đó được đưa vào bể điều hòa, mục đích của bể điều hòa giúp điều hòa nồng độ và lưu lượng nước thải, tạo chế độ làm việc ổn định cho các công trình phía sau. Tại bể điều hòa có máy thổi khí cung cấp O2 vào nước cho vi sinh vật tồn tại và tăng sinh khối chuẩn bị cho quá trình xử lý sinh học.
Bể tuyển nổi
Nước thải được dẫn tiếp qua bể tuyển nổi để vớt váng dầu mỡ, váng nổi.
Bể UASB
Sau đó bơm vào bể UASB để thực hiện xử lý sinh học kị khí. Nước thải được phân phối từ dưới lên, qua lớp bùn kị khí, tại đây diễn ra quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật, khí tạo ra sẽ nổi lên và được thu hồi, bùn sẽ rơi xuống đáy và nước sau xử lý sẽ theo máng chảy qua Aetotank.
Bể Aerotank
Tại bể Aerotank diễn ra quá trình oxi hóa các chất hữu cơ còn lại nhờ các vi sinh vật hiếu khí. Trong bể có hệ thống máy thổi khí để cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí phát triển phân giải các chất ô nhiễm và phát triển thành quần thể dạng bùn hoàn tính. Nước thải sau khi xử lý qua bể Aerotank hầu hết các chất hữu cơ đã được loại bỏ hoàn toàn.
Bể lắng
Nước thải qua bể lắng để lắng bùn hoạt tính ra khỏi nước thải và một phần bùn hoạt tính sẽ tuần hoàn lại vào bể Aerotank để đảm bảo nồng độ bùn trong bể.
Bể lọc
Nước thải được lọc qua các lớp vật liệu tại bể lọc để loại bỏ triệt để các cặn còn sót lại trong nước.
Bể khử trùng
Cuối cùng nước thải được đưa tới bể khử trùng tiếp xúc với NaClO để loại bỏ các vi khuẩn rồi thải ra nguồn tiếp nhận. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn chất lượng nước theo QCVN 40:2011 BTNMT.
Phần bùn của bể lắng và bể UASB được đưa vào bể chứa và đưa vào máy ép bùn sau đó đưa đi xử lý bùn.
Ưu điểm công nghệ:
- Xử lý nước thải bằng công nghệ UASB có hiệu suất xử lý COD cao, có thể lên tới 80%, có thể thu hồi nguồn khí sinh học sinh ra, tiêu thụ ít năng lượng trong quá trình vận hành
- Xử lý nước thải bằng công nghệ Aerotank được đánh giá hiệu quả cao và chi phí thấp
Liên hệ
NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN CÀ PHÊ
Giới thiệu
Cà phê là thức uống phổ biến của mọi người vì trong cà phê có chứa hàm lượng cafein như là một chất kích thích chống buồn ngủ. Ngày nay, cà phê được chế biến theo nhiều dạng khác nhau như dạng bột, dạng hạt,…Việt nam là một trong những nước xuất khẩu cà phê thứ nhì thế giới, song song với việc phát triển đó, nước thải chế biến cà phê nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm cho môi trường và sức khỏe con người. Vì vậy cần phải có hệ thống xử nước thải chế biến cà phê phù hợp.
Dây chuyền công nghệ chung của ngành chế biến cà phê
quy trình sơ đồ chế biến cà phê nhân sống
Nguồn phát sinh nước thải chế biến cà phê
Nguồn phát sinh | Chất gây ô nhiễm |
Rửa thô | Chất rắn lơ lửng, các chất ô nhiễm không cao |
Xay vỏ | Độ đục và lượng cặn cao |
Ngâm enzim | Thành phần hữu cơ cao, ngoài ra còn có độ nhớt lớn |
Rửa sạch | Thành phần hữu cơ tương đối cao |
Chất thải rắn | Vỏ cà phê, bao bì chứa nguyên liệu, cành, que còn sót khi thu hoạch. |
Nước thải sinh hoạt | Thành phần cặn bã (TSS), các chất hữu cơ (BOD/COD), chất chất dinh dưỡng (N,P) và vi sinh gây bệnh. |
Hoạt động của lò sấy, quá trình xay vỏ | Các chất khí |
Thành phần và tính chất của nước thải chế biến cà phê
Nước thải chế biến cà phê có nồng độ ô nhiễm cao do chứa nhiều chất bẩn bám dính hạt cà phê (cát, đất, bụi, …), xác vỏ cà phê, hạt cà phê bị nát trong quá trình xay. Nồng độ ô nhiễm của nước thải cao cũng là do nước thải chứa nhiều thịt quả cà phê bị tan rã từ quá trình ngâm enzym ngoài ra do công nghệ chế biến không tốt.
Đề xuất hệ thống xử lý nước thải chế biến cà phê
quy trình sơ đồ xử lý nước thải chế biến cà phê
Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải chế biến cà phê
Sông chắn rác và hố thu
Nước thải chế biến cà phê được tập trung về hố thu. Trước hố thu có trang bị sông chắn rác để loại bỏ các loại rác có kích thước lớn tránh ảnh hưởng đến các công trình phía sau. Tại hố thu, nước thải được lưu trong 1 thời gian nhất định nhằm loại bỏ sơ bộ lượng cặn trong nước thải. Tiếp đến nước thải sẽ được bơm qua bể điều hòa
Bể điều hòa
Tại đây, bể có trang bị hệ thống phân phối khí nhằm xáo trộn nước thải tránh hiện tượng lắng cặn, giảm một phần các chất hữu cơ đồng thời điều hòa lưu lượng và nồng độ của chất thải. Nước thải tiếp tục được bơm qua bể keo tụ- tạo bông
Bể keo tụ- tạo bông
Tại đây, hóa chất keo tụ ( phèn nhôm) và chất trợ keo tụ ( Polymer) được châm vào bằng bơm định lượng. Nước thải chả qua ngăn tạo bông có hệ thống khuấy trộn với tốc độ chậm, đảm bảo cho các bông cặn kích thước nhỏ có thể chuyển động, va chạm và kết dính vào nhau tạo thành các bông cặn có kích thước lớn. Nước thải tự chảy qua bể lắng 1
Bể lắng 1
Tại đây, các bông cặn, chất rắn lơ lửng sẽ lắng xuống đáy và được bơm qua bể nén bùn.Nước thải trên bề mặt tiếp tục chảy qua bể aerotank.
Bể aerotank
Tại đây, diễn qua khá trình khử BOD, COD, NH4, NO3-. Đồng thời sục khí liên tục tạo điều kiện cho bùn hoạt tính luôn duy trì trạng thái lơ lửng, tiếp xúc với nước thải để quá trình phân hủy diễn ra nhanh hơn.
3 giai đoạn của quá trình xử lý sinh học hiếu khí:
- Oxi hóa các chất hưu cơ
- Tổng hợp tế bào mới
- Phân hủy nội bào
Bể lắng 2
Tại đây xảy ra quá trình tách pha giữa bùn và nước. Phần bùn lắng sẽ được tuần hoàn lại bể aerotank để duy trì mật độ vi sinh vật, một phần tập trung vào ngăn chứa bùn. Phần nước tự chảy qua bể khử trùng.
Bể khử trùng
Mục đích tiêu diệt các vi khuẩn, đảm bảo chất lượng nước đầu ra đạt tiêu chuẩn xả thải.
Ưu điểm công nghệ xử lý nước thải chế biến cà phê
– Nước sau khi xử lí đạt QCVN theo quy đinh hiện hành
– Xử lý triệt để các chất ô nhiễm có trong nước thải
– Quá trình bão dưỡng , vận hành đơn giản
– Được kiểm soát chặt chẽ bằng các thiết bị tự động
Xử lý nước thải sản xuất sản phẩm từ giày da
QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT SẢN PHẨM TỪ GIÀY DA
Giới thiệu
Việt Nam là một nước có tiềm năng sản xuất và xuất khẩu giày lớn trong khu vực. Ngành công nghiệp giày đã phát triển rất nhanh và được xem là một trong những ngành mũi nhọn của Việt Nam. Bên cạnh đó hoạt động sản xuất của ngành giày da cũng có những tác động tiêu cực đến môi trường, đặc biệt là nước thải.
Nguồn thải
– Nước thải từ các phân xưởng
– Nước thải từ rửa máy móc
– Nước sinh hoạt của công nhân
Thông số thành phần cơ bản
STT |
Thông số | Đơn vị | Giá trị | QCVN 40:2011/BTNMT | |
Cột A |
Cột B |
||||
1 |
pH | – | 3 – 10 | 6 – 9 | 5,5 – 9 |
2 |
BOD5 | mg/l | 1500 – 3000 | 30 |
50 |
3 |
COD | mg/l | 4000 – 6000 | 75 |
150 |
4 |
Chất rắn lơ lửng(SS) | mg/l | 2500 – 4500 | 50 |
100 |
5 |
Crom(VI) | mg/l | 50 – 250 | 0,05 |
0,1 |
6 | Crom(III) | mg/l | 30 – 60 | 0,2 |
1 |
7 |
Tổng dầu mỡ khoáng | mg/l | 1 – 150 | 5 |
10 |
8 |
Sunfua | mg/l | 50 – 200 | 0,2 |
0,5 |
9 | Chloride | mg/l | 10000 – 20000 | 1 |
2 |
Hệ thống xử lý nước thải giày da
Thuyết minh về quy trình xử lý nước thải sản xuất sản phẩm giày da
Hố thu
Nước thải sản xuất sản phẩm giày da từ nhà máy được thu vào một đường ống dẫn qua song chắn rác rồi vào hố thu. Hố thu thường có độ sâu lớn để chứa được lượng lớn nước thải.
Bể điều hòa
Nước thải được dẫn qua bể điều hòa để ổn định lưu lượng, tốc độ và nồng độ chất thải trong nước thải giày da. Tại bể điều hòa có đặt hệ thống sục khí giúp cho xáo trộn đều nguồn nước, tránh lắng cặn và giúp xảy ra hiện tượng phân hủy kỵ khí trong bể.
Bể keo tụ
Tại đây nước thải được châm thêm các hóa chất keo tụ và trợ keo tụ. Giúp cho hình thành những bông cặn có kích thước lớn và nặng hơn.
Bể lắng I
Nước thải được dẫn qua bể lắng I để các bông cặn lắng xuống. Phần bùn cặn được chuyển qua bể chứa bùn. Sau đó ép bùn làm giảm khối lượng và đem đi xử lý.
Bể Aerotank
Phần nước sau khi lắng sẽ qua bể Aerotank. Aerotank là quá trình sinh học hiếu khí. Do đó tại đây có đặt hệ thống thổi khí để cung cấp oxy để tạo năng lượng cho vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ.
Bể lắng II
Sau đó, nước thải giày da được dẫn qua bể lắng II. Tại đây 1 phần bùn cặn hữu cơ, xác vi sinh vật chết bị lắng xuống. Một phần bùn cặn sẽ đem đi xử lý, một phần sẽ tuần hoàn lại bể Aerotank.
Bể lọc áp lực
Phần nước thải còn lại sau khi lắng sẽ qua bể lọc áp lực. Bể lọc áp lực giúp lọc các cặn, mùi, màu còn lại trong nước thải.
Bể khử trùng
Cuối cùng nước thải giày da được dẫn qua bể khử trùng để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh. Sau đó thải ra nguồn tiếp nhận
CÔNG TY MÔI TRƯỜNG HÒA BÌNH XANH XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT GIÀY DA
Để đảm bảo chất lượng môi trường và cân nhắc đến lợi ích khách hàng, Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hòa Bình Xanhcùng với đội ngũ kỹ sư, thạc sĩ giàu kinh nghiệm đã đầu tư nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng các công nghệ xử lý và tìm các phương án hợp lý nhất cho mỗi khách hàng, với mỗi loại nước thải khác nhau.
Mỗi quy trình xử lý nước thải của từng cơ sỏ sản xuất phải phù hợp với điều kiện của nhà máy sản xuất, phù hợp với điều kiện mặt bằng và quy định của nhà nước. Hòa Bình Xanh luôn hướng đến các tiêu chí:
- Đảm bảo về chất lượng hệ thống xử lý, quy trình xử lý và nước thải đầu ra đạt yêu cầu Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.
- Đảm bảo hồ sơ pháp lý rõ ràng, minh bạch và đạt yêu cầu về hệ thống xử lý nước thải sản xuất sản phẩm giày da.
- Đảm bảo chi phí, giá thành hợp lý nhất cho nhà máy sản xuất. Từ chi phí đầu tư, chi phí quản lý đến giá thành vận hành xử lý.
- Đảm bảo tối ưu diện tích hệ thống xử lý, sử dụng hiệu quả và hợp lý mặt bằng.
- Đảm bảo thiết kế mỹ quan, xanh – sạch – đẹp cho công trình xử lý nước thải sản xuất sản phẩm giày da.
- Đảm bảo hệ thống, chính sách bảo hành, bảo dưỡng tối ưu.
- Đảm bảo chuyển giao công nghệ, hướng dẫn kỹ thuật vận hành và bảo trì, bảo dưỡng một cách đầy đủ và chi tiết, dễ hiểu, dễ thực hiện.
Xử lý nước thải Khách sạn
Giới thiệu
Ngày nay, khi ngành du lịch chiếm một tỷ phần quan trọng trong GDP đất nước. Các dịch vụ như nhà hàng khách sạn ngày càng phát triển. Tuy đây là một khởi sắc tốt cho đất nước nhưng bên cạnh đó cũng mang đến nhiều rủi ro. Trong số đó nước thải khách sạn và nhà hàng chưa được xử lý hợp lý gây một mối đe dọa tới chất lượng sống của người dân.
Nguồn phát sinh
Nước thải nhà hàng khách sạn đến từ 3 nguồn chính
- Từ hoạt động nấu nướng
- Từ phòng của khách
- Từ sinh hoạt của nhân viên
Nước thải khách sạn tương tự như nước thải sinh hoạt nhưng hàm lượng dầu mỡ, thực phẩm thừa và phân hữu cơ nhiều. Các thông số ô nhiễm được thể hiện trong bảng sau
STT |
Thông số | Đơn vị | Giá trị |
QCVN 14:2008/BTNMT |
|
A |
B |
||||
1 |
pH |
6.5 – 8 | 5 – 9 |
5 – 9 |
|
2 | BOD5 |
mg/l |
700 – 1100 | 30 |
50 |
3 | COD |
mg/l |
1000 – 1500 | – |
– |
4 | TSS |
mg/l |
450 – 800 | 50 |
100 |
5 | Tổng Nito |
mg/l |
50 – 80 | 5 |
10 |
6 | Tổng Photpho |
mg/l |
10 – 20 | 6 |
10 |
7 |
Tổng Coliform |
MPN/100ml |
105 – 106 |
3000 |
5000 |
Đề xuất công nghệ
Thuyết minh quy trình công nghệ
Nước thải đi từ các hoạt động nấu ăn giặt giũ sẽ qua song chắn rác (SCR) sau đó đến bể vớt dầu mỡ. Dầu cặn được thu gom vào thùng có thể tái chế hoặc xử lý. Nước thải từ nhà vệ sinh sẽ đi qua hầm tự hoại 3 ngăn.
Sau đó nước thải chảy xuống bể điều hòa có kết hợp sục khí nhằm ổn định về lưu lượng và nồng độ và oxi hóa một phần chất hữu cơ trong nước thải.
Nước thải qua bể thiếu khí Anoxic để xử lý khí Nito. Công nghệ bể Anoxic là Nitrat hóa và khử Nitrat. Ngoài ra bể còn xử lý Photpho.
Tiếp đến nước thải qua bể sinh học hiếu khí Aerotank để loại bỏ thành phần hữu cơ trong nước thải.
Nước thải tiếp tục chảy qua bể lắng, tại đây bùn được lắng xuống bởi trọng lực và được tuần hoàn về Aerotank. Khi bùn vượt quá ngưỡng hiệu suất sẽ được thu gom vào bể chứa bùn.
Sau cùng nước thải được cho qua bể khử trùng được châm định lượng Clo để diệt khuẩn nước xử lý. Cuối cùng là xả ra nguồn tiếp nhận.
Ưu điểm của công nghệ
Hiệu quả xử lý cao đáp ứng tốt QCVN.
Bể Anoxic xử lý hiệu quả lượng Nito, Photpho trong nước thải khách sạn
Không gây ô nhiễm môi trường.
NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN
Giới thiệu
Ngành chế biến thủy sản là ngành công nghiệp lâu đời ở Việt Nam. Với vị trí địa lý có dường bờ biển kéo dài, Việt Nam thuận lợi phát triển chế biến thủy sản.
Tuy mang lại nguồn kinh tế và cơ hội việc làm cho người dân nhưng lượng nước thải thủy sản phát sinh trong quá trình chế biến không hề nhỏ. Nước thải chế biến thủy sản chứa nhiều chất hữu cơ nếu không xử lý triệt để sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người.
Quy trình chế biến thủy sản
Nguồn gốc phát sinh nước thải chế biến thủy sản
Nước thải chế biến thủy sản phát sinh từ nhiều công đoạn :
- Công đoạn rửa trước chế biến, công đoạn giết mổ.
- Rửa các thiết bị, dụng cụ , máy móc trong xưởng.
- Nước thải vệ sinh nhà xưởng.
Ngoài ra còn có nước thải sinh hoạt của công nhân.
Tính chất nước thải chế biến thủy sản
Lưu lượng và thành phần nước thải chế biến thủy sản khác nhau giữa các nhà máy. Phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu sử dụng và thành phần các chất sử dụng khi chế biến.
Nước thải chế biến thủy sản :
- Có mùi hôi, tanh, nhiều vảy vụn phế thải từ cá.
- Chứa nhiều chất rắn, cặn lơ lửng.
- Hàm lượng chất hữu cơ, protein, lipit , dầu mỡ cao.
- Chứa nhiều vi trùng gây bệnh như vi khuẩn, virut, giun sán,…
Nước thải sinh hoạt của công nhân chứa các chất cặn bã, chất rắn lơ lửng, dầu mỡ, chất tẩy rửa, chất hoạt động bề mặt, các chất dinh dưỡng và các vi sinh vật.
Thông số | Đơn vị | Hàm lượng |
pH | – | 6-8 |
SS | mg/L | 200-1000 |
COD | mg/L | 1500-3000 |
BOD5 | mg/L | 1000-1800 |
Tổng N | mg/L | 120-160 |
Tổng P | mg/L | 6-10 |
Dầu mỡ | mg/L | 150-250 |
Đề xuất quy trình xử lý nước thải chế biến thủy sản
Song chắn rác
Nước thải chế biến thủy sản qua song chắn rác để loại bỏ rác thô. Rác được vớt lên và đưa vào thùng rác.
Bể lắng cát
Lượng cát trong thủy sản lớn nên nước thải cần qua bể lắng cát. Mục đích để tránh mài mòn phá hủy các bộ phận chuyển động cơ học, giảm hình thành cặn lắng.
Bể điều hòa
Nước thải chảy ra khỏi bể lắng cát kết hợp với nước thải sinh hoạt sẽ chảy vào bể thu gom và bơm qua bể điều hòa.Nhờ ejector sục khí, nước thải được điều hòa về lưu lượng và nồng độ các chất : BOD, COD, SS,… cung cấp khí oxy hóa một phần hàm lượng COD, BOD trong nước thải, giảm bớt mùi hôi.
Bể tuyển nổi
Nước thải từ bể điều hòa bơm vào bể tuyển nổi. Nước thải chế biến thủy sản có lượng dầu mỡ cao nên cần có bể tuyển nổi. Trong bể tuyển nổi, một số chất lắng xuống đáy, một số chất sẽ nổi trên bề mặt. Sau đó vớt dầu mỡ trên bề mặt để xử lý.
Bể UASB
Nước thải tiếp tục đưa qua bể UASB xảy qua quá trình phân hủy kỵ khí để tạo ra các chất vô cơ đơn giản và khí Biogas. Tại đây, vi sinh vật kỵ khí xử lý các hợp chất hữu cơ qua 4 giai đoạn : thủy phân, acid hóa, acetat hóa, methane hóa. Nước thải có pH, COD giảm.
Bể Anoxic
Nước thải chế biến thủy sản có hàm lượng BOD và chất hữu cơ cao. Bể Anoxic kết hợp bể Aerotank khử BOD, khử NH4+, NO3–, tận dụng cacbon để khử BOD, tiết kiệm được oxy để khử amoni.
Bể Aerotank
Nước thải được bơm vào bể Aerotank để thực hiện quá trình xử lý hiếu khí. Nước thải được trộn đều với bùn hoạt tính, oxy trong máy thổi khí cung cấp khí cho vi sinh vật hiếu khí phân giải các hợp chất hữu cơ còn lại.
Bể lắng
Nước thải có chứa bùn hoạt tính được chuyển qua bể lắng để tách bùn. Một phần bùn được chuyển qua sân phơi bùn, phần còn lại tuần hoàn về bể Aerotank để tránh thất thoát sinh khối.
Bể khử trùng
Phần nước trong sau lắng được đưa qua bể khử trùng. Javen được châm vào bể để diệt các vi sinh vật có hại như vi khuẩn, virut,…
Bể lọc áp lực
Tại bồn lọc áp lực có chứa lớp vật liệu lọc để lọc hết những cặn còn sót lại.
Nước thải chế biến thủy sản sau xử lý thải ra nguồn tiếp nhận đạt QCVN 40:2011/BTNMT.
Ưu điểm
Hiệu quả xử lý cao, xử lý được BOD, N, P,..
Hệ thống đơn giản, dễ vận hành
Tiết kiệm năng lượng