NƯỚC THẢI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT GẠO

Giới thiệu

Gạo là loại lương thực thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Ngày nay, khi công nghệ ngày càng phát triển, người dân Việt Nam thay thế cách sản xuất gạo truyền thống bằng cách sản xuất gạo bằng các quy trình máy sản xuất bằng máy móc hiện đại giúp Việt Nam vươn lên đứng thứ 5 trên thế giới về tổng lượng gạo.

Tuy nhiên, nước thải các cơ sở sản xuất gạo sẽ phát sinh trong quy trình. Nếu không xử lý triệt để sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Vì vậy, song song với quy trình công nghệ sản xuất gạo cần có một quy trình xử lý nước thải hợp lý.

Quy trình sản xuất gạo

 

 

Nguồn gốc phát sinh nước thải các cơ sở sản xuất gạo

Nước thải sản xuất gạo phát sinh từ nhiều công đoạn :

  • Nước rửa các thiết bị, dụng cụ.
  • Nước thải sinh hoạt của công nhân trong xưởng.
  • Nước thải vệ sinh xưởng.

Ngoài nước thải, sản xuất gạo cũng phát sinh nhiều bụi, tiếng ồn gây ảnh hưởng đến khu vưc xung quanh.

Tính chất nước thải các cơ sở sản xuất gạo :

Nước thải sản xuất gạo chủ yếu là nước thải sinh hoạt của công nhân.

Thành phần các chất trong nước thải thường là chất hữu cơ , chất rắn lơ lửng, N, P, BOD cao.

Ngoài ra nước thải còn có mùi hôi, có màu. Nếu không xử lý sẽ ảnh hưởng đến các loài thủy sinh và làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước.

Đề xuất quy trình xử lý nước thải các cơ sở sản xuất gạo :

Nước thải các cơ sở sản xuất gạo có 3 con đường.

Nước thải vệ sinh từ hầm tự hoại sẽ chảy vào hố thu gom.

Nước thải sản xuất sẽ qua song chắn rác để loại bỏ các loại rác thô như vỏ trấu,… Việc này giúp hạn chế việc hư hại bơm trong các công trình phía sau.

Nước thải từ các khu vực bếp ăn do chứa nhiều dầu mỡ, cặn nên được đưa qua bể tách dầu. Phần nước trong sau khi xử lý sơ bộ được chuyển qua hố thu gom tập trung sau đó bơm lên bể điều hòa.

Bể điều hòa

Nước thải các cơ sở sản xuất gạo được bơm lên bể điều hòa. Tại đây, bể được cấp khí nhờ máy bơm chìm giúp khuấy đảo đều nước và giảm mùi hôi. Nước thải được cung cấp oxy, giúp điều hòa về pH, nồng độ, lưu lượng ổn định.

Bể Aerotank

Nước thải được đưa vào bể Aerotank. Phần lớn là các chất hữu cơ và cặn lơ lửng. Các chất này có thể là chất hữu cơ không hòa tan. Vi sinh vật hiếu khí bám vào các chất này hình thành các hạt bông cặn thành bùn hoạt tính. Trong bể được cấp khí liên tục để đảm bảo các vi sinh vật hiếu khí hoạt động tốt. Các vi sinh vật này sẽ xử lý chất hữu cơ đồng thời làm giảm mùi hôi trong nước thải.

Bể lắng sinh học

Bùn từ bể Aerotank sẽ đưa qua bể lắng sinh học. Một phần bùn được tuần hoàn lại bể để tránh thất thoát sinh khối. Phần còn lại đưa đi xử lý bùn

Bể khử trùng

Phần nước trong chảy qua bể khử trùng. Tại đây, Javen được thêm vào bể để làm sạch nước, tiêu diệt các vi khuẩn, vi rút gây hại trước khi thải ra ngoài môi trường.

Cuối cùng, nước thải ra nguồn tiếp nhận đạt QCVN14 :2008/ BTNMT.

Ưu điểm :

  • Xử lý hiệu quả
  • Giảm mùi hôi
  • Hệ thống đơn giản ,dễ vận hành, dễ bảo dưỡng
  • Cần ít người trông coi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

© 2024: Công ty Môi trường Hòa Bình Xanh | GREEN EYE Theme by: D5 Creation | Powered by: WordPress