nước thải chăn nuôi gà

now browsing by tag

 
 

Xử lý nước thải chăn nuôi

Giới thiệu ngành chăn nuôi

Hiện nay, ngành công nghiệp và dịch đang dần thay thế nông nghiệp ở Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp vẫn góp phần trong sự tăng trưởng kinh tế của nước ta. Chăn nuôi được coi là một trong những ngành chính trong sản xuất nông nghiệp trong nước. Hầu hết trên các tỉnh thành,chăn nuôi trở thành nguồn thu nhập chính và cung cấp nguồn lương thực cho con người. Trong đó, chăn nuôi gà là điển hình. Chăn nuôi gà mặc dù mang lại nhiều lợi ích kinh tế, nhưng nó cũng thải ra lượng lớn nước thải chưa xử lý gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh và sức khỏe con người. Do đó, xử lý nước thải chăn nuôi gà là vấn đề cần được quan tâm trong giải quyết ô nhiễm môi trường hiện nay.

Thành phần tính chất của nước thải chăn nuôi gà

Nước thải chăn nuôi gà được phát sinh chủ yếu qua giai đoạn tắm cho gia súc, rửa chuồng trại, nước tiểu của gia súc. Ở loại nước thải này chứa hàm lượng chất hữu cơ, SS, COD, BOD lớn, ngoai ra còn có hàm lượng nito, photpho và Coliform rất cao.

Stt

Thông số Đơn vị Giá trị đặc trưng QCVN 40:2011/BTNMT
A

B

1 pH 6 – 8 6 – 9

5.5 – 9

2

BOD5 mg/L 150 – 350 30

50

3

COD mg/L 300 – 450 75

150

4

TSS mg/L 100 – 200 50

100

5

TN mg/L 50 – 80 20

40

6

TP mg/L 10 – 20 4

6

7 Tổng coliforms MPN/100mL 105 – 107 3000 5000

Quy trình công nghệ xử lý nước thải chăn gà

Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi gà

Hầm thu biogas

Nước thải chăn nuôi qua song chắn rác loại bỏ các tạp chất thôa được thu gom và lưu trữ vào hầm thu biogas, tại đây nước thải được xử lý kỵ khí hàm lượng chất hữu cơ COD, BOD và photpho sẽ được xử lý một phần.

Bể điều hòa

Nước thải lưu trữ trong hầm thu biogas vài ngày sau đó được bơm qua bể điều hòa. Tại đây có máy thổi khí vào bể nhằm điều hòa lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải, ngăn chặn vùng kỵ khí trong bể điều hòa.

Bể lắng I

Nước thải sau bể điều hòa được đưa vào bể lắng I nhằm mục đích lắng các cặn lơ lửng. Bùn thu được tại bể sẽ được đưa vào bể chứa bùn.

Bể UASB

Nước thải chảy vào bể UASB từ dưới lên trên đi qua lớp đệm bùn trong đó bao gồm các sinh khối được hình thành dưới dạng hạt nhỏ hoặc hạt lớn. Tại đây nước thải được xử lý phần lớn các hợp chất hữu cơ, hàm lượng COD, BOD giảm đáng kế nhờ lớp bùn chứa nhiều vi sinh vật yếm khí.

Bể Aerotank

Tại bể Aerotank diễn ra quá trình oxi hóa các chất hữu cơ hòa tan trong nước thải dưới sự tham gia của vi sinh vật hiếu khí. Trong bể Aerotank được cấp khí liên tục nhờ máy thổi khí, vi sinh vật trong bể sẽ được bổ sung nhờ tuần hoàn bùn từ bể lắng II, các vi sinh vật sẽ phân hủy các các chất hữu cơ thành sản phẩm cuối cùng là CO2, H2O. Ngoài ra,bể còn thêm vật liệu tiếp xúc nhằm tăng cơ hội tiếp xúc giữa vi sinh vật với nước thải, đồng thời là môi trường để vi sinh vật phát triển và dính bám.

Bể lắng II

Nước thải sau xử lý sinh học mang theo bùn hoạt tính qua bể lắng II, tại đây bùn hoạt tính được lắng xuống và tách ra khỏi nước thải qua bể chứa bùn. Một phần bùn tuần hoàn lại vào bể UASB và Aerotank để duy trì mật độ vi sinh vật. Lớp nước trong phía trên được xả xuống bể khử trùng.

Bể khử trùng và bể lọc

Nước sau khi qua bể lắng II vẫn còn chứa một hàm lượng vi sinh sẽ được hòa trộn với Chlorine tại bể khử trùng để khử trùng. Cuối cùng nước thải được bơm lên bể lọc áp lực gồm các lớp vật liệu: sỏi đỡ, cát thạch anh và than hoạt tính để loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan, những chất khó hoặc không phân giải sinh học. Sau đó thải ra nguồn tiếp nhận.

Bể chứa bùn

Bùn ở bể lắng I, bể lắng II được đưa vào bể chứa bùn, đem ra sân phơi bùn. Sau đó được xử lý hoặc làm phân bón.

Ưu điểm công nghiệ xử lý nước thải

  • Hiệu suất xử lý BOD, COD, N và P cao.
  • Nước thải đầu ra đạt quy chuẩn của nước xả thải.
  • Chi phí vận hành không cao, chủ yếu bằng phương pháp sinh học
  • Nước thải sau xử lý có thể tái sử dụng để tưới cây, rửa chuồng trại,…
  • Bùn thải có thể sử dụng làm phân bón cho cây trồng.

Liên hệ

© 2024: Công ty Môi trường Hòa Bình Xanh | GREEN EYE Theme by: D5 Creation | Powered by: WordPress