NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN BỘT CÁ
now browsing by tag
NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN BỘT CÁ
Giới thiệu
Bột cá là một nguyên liệu quan trọng trong việc chế biến thức ăn gia súc và thủy sản.Hiện nay ở Việt Nam, chế biến bột cá chưa phát triển, việc sản xuất phụ thuộc nhiều vào thời tiết, sản phẩm có tỷ lệ nhiễm vi sinh cao có thể gây bệnh cho vật nuôi ngoài ra việc sản xuất bột cá thủ công chưa đúng kỹ thuật cũng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.Vì vậy, cần phải có hệ thống xử lý nước thải chế biến bột cá phù hợp để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe con người.
sản phẩm bột cá
Dây chuyền công nghệ chung của ngành chế biến bột cá
Quy trình sơ đồ chế biến bột cá có ép dầu không thu nước cá
Nguồn phát sinh nước thải chế biến bột cá
Nguồn phát sinh nước thải chủ yếu từ công đoạn rửa nguyên liệu, vệ sinh nhà xưởng, máy móc thiết bị…
- Nước rửa nguyên liệu
- Nước ép tách cá sau khi hấp
- Nước rửa thiết bị dụng cụ
- Nước do dịch cá tiết ra
- Nước khử mùi
- Nước rửa sàn khu vực chứa nguyên liệu
Thành phần và tính chất của nước thải chế biến bột cá
Đặc trưng của nước thải chế biến bột cá là hàm lượng BOD, COD, TSS cao
Đề xuất hệ thống xử lý nước thải chế biến bột cá
Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải chế biến bột cá
Hố thu
Nước thải chế biến bột cá sẽ chảy về hố thu có trang bị sông chắn rác để loại bỏ các loại rác kích thước lớn tránh hư hỏng các công trình phía sau. Tiếp theo nước thải sẽ chảy qua bể điều hòa
Bể điều hòa
Tại đây, có trang bị hệ thống máy thổi khí mục đích khuấy trộn đều nước thải tránh hiện tượng lắng cặn dưới đáy bể đồng thời điều hòa lưu lượng và ổn định nồng độ chất thải. Tiếp theo nước thải sẽ được bơm sang bể lắng sơ cấp.
Bể lắng sơ cấp
Tại đây, các chất hữu cơ không hòa tan sẽ lắng xuống đáy nhờ trọng lực. Phần bùn sẽ được bơm qua bể chứa bùn. Phần nước trên bề mặt sẽ tự chảy qua bể UASB
Bể UASB
Tại đây, các vi sinh vật kỵ khí phân hủy các chất hữu cơ phức tạp có trong nước thải thành các hợp chất vô cơ đơn giản, hình thành khí biogas CH4, CO2, H2S, NH3 và tạo nên sự xáo trộn bên trong bể. Khí tạo ra sẽ bám vào các hạt bùn, nổi lên mặt bể, va chạm tấm hướng dòng. Các tấm này có nhiệm vụ tách khí, bùn và nước. Các hạt bùn được tách khí sẽ rơi xuống lại tầng bùng lơ lửng. Khí sinh học sẽ được thu bằng hệ thống thu khí.
Phương trình: Chất hữu cơ+VSV kỵ khí–>CO2+CH4+H2S+sinh khối mới
Bể Aerotank
Tại đây, diễn qua khá trình khử BOD, COD, NH4, NO3–. Đồng thời sục khí liên tục tạo điều kiện cho bùn hoạt tính luôn duy trì trạng thái lơ lửng, tiếp xúc với nước thải để quá trình phân hủy diễn ra nhanh hơn.
3 giai đoạn của quá trình xử lý sinh học hiếu khí:
- Oxi hóa các chất hưu cơ
- Tổng hợp tế bào mới
- Phân hủy nội bào
Bể lắng sinh học
Tại đây xảy ra quá trình tách pha giữa bùn và nước. Phần bùn lắng sẽ được tuần hoàn lại bể aerotank để duy trì mật độ vi sinh vật, một phần tập trung vào ngăn chứa bùn. Phần nước tự chảy qua bể lọc áp lực
Bể lọc áp lực
Tại đây sử dụng các vật liệu lọc như sỏi đỡ, cát thạch anh, than hoạt tính để loại bỏ các cặn lơ lửng có kích thước nhỏ. Tiếp theo nước sẽ qua bể khử trùng
Bể khử trùng
Tại đây sử dụng hóa chất NaOCl là chất khử trùng để diệt các vi khuẩn gây bệnh. Diễn ra hai quá trình:
- Khuếch tán xuyên qua tế bào vi sinh vật
- Phản ứng với tế bào phá hoại quá trình trao đổi chất
Ưu điểm công nghệ xử lý nước thải chế biến bột cá
– Nước sau khi xử lí đạt QCVN theo quy đinh hiện hành
– Xử lý triệt để các chất ô nhiễm có trong nước thải
– Quá trình bão dưỡng , vận hành đơn giản
– Được kiểm soát chặt chẽ bằng các thiết bị tự động