nước thải chế biến mủ cao su
now browsing by tag
XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN MỦ CAO SU
Giới thiệu
Ngành công nghiệp chế biến mủ cao su được ra đời tạo việc làm cho người dân Việt Nam cũng như các sản phẩm phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng trong sinh hoạt và công nghiệp.
Bên cạnh lợi ích về kinh tế, Nhà nước còn quan tâm đến vấn đề môi trường. Việc xử lý chưa triệt để các thành phần trong nước thải chế biến mủ cao su gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường. Tình trạng ô nhiễm nước ngày càng trầm trọng.
Quy trình chế biến mủ cao su
Nguồn gốc phát sinh nước thải chế biến mủ cao su
Trong công nghệ chế biến nước thải mủ cao su, nước thải phát sinh từ nhiều công đoạn :
Dây chuyền chế biến mủ cao su nước :
- nước thải phát sinh ở các công đoạn như đánh đông, các khâu cán ép
- tẩy rửa bồn và các máy móc thiết bị
- vệ sinh xưởng.
Dây chuyền chế biến mủ cao su ly tâm :
- nước thải phát sinh ở các công đoạn như đánh đông, cán ép
- tẩy rửa các máy móc thiết bị, tẩy rửa các xe chứa mủ cao su
- vệ sinh xưởng.
Ngoài ra còn phát sinh nước thải sinh hoạt của công nhân làm việc trong xưởng.
Tính chất của nước thải chế biến mủ cao su
Nước thải phát sinh ở công đoạn đánh đông có nồng độ cao. Thành phần chủ yếu là serum còn lại trong nước sau khi vớt mủ, bao gồm các chất đặc trưng như acid acetic, đường, mủ cao su dư, protein. Ngoài các thành phần hữu cơ, nước thải này còn chứa N, P, K và một số khoáng vi lượng. Trong đó, N ở dạng amoni có hàm lượng đáng kể do quá trình sử dụng amonia để chống đông tụ. pH trong nước thấp khoảng 5 – 5.5.
Sự phát sinh mùi trong công nghệ sản xuất mủ cao su là một vấn đề đáng lo ngại. Nguyên nhân phát sinh mùi hôi là do sử dụng môi trường acid để phân hủy protein và tạo ra nhiều khí H2S, NH3, CH4, CO2,…
Tính chất các loại nước thải ở các dây chuyền sản xuất
Nước thải mủ cao su ly tâm : pH cao ( 9-11), hàm lượng BOD, COD và chất rắn lơ lửng cao.
Nước thải mủ cao su nước : pH trong khoảng 5 – 6 , hàm lượng BOD, COD và chất rắn lơ lửng cao nhưng thấp hơn so với nước thải mủ cao su ly tâm.
Tác hại của nước thải chế biến mủ cao su đối với môi trường nước :
Nước thải mủ cao su có màu đen, mùi hôi thối ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xung quanh.
Hàm lượng hữu cơ khá cao tiêu hủy dưỡng khí, váng cao su nổi ngăn cản oxy hòa tan vào nước gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với các loài thủy sinh trong nước.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chế biến mủ cao su
Song chắn rác
Nước thải từ các dây chuyền sản xuất được dẫn qua song chắn rác loại bỏ các loại rác thô tránh hư hại bơm trong công trình phía sau.
Bể tách mủ
Nước thải được bơm qua bể tách mũ. Vì hàm lượng cao su trong nước thải này lớn nên cần qua bể tách mủ để loại bỏ một phần hàm lượng mủ ở dạng huyền phù và các chất rắn lơ lửng. Trong hệ thống xử lý nước thải mủ cao su không cần sử dụng bể điều hòa sau bể tách mũ vì nước thải dẫn qua bể tách mủ có thời gian lưu dài, nồng độ nước thải được ổn định.
Bể keo tụ tạo bông
Công trình xử lý tiếp theo là bể keo tụ tạo bông. Tại đây, hóa chất keo tụ được đưa vào bể. Cánh khuấy tạo sự khuấy trộn làm nên dòng chảy rối trong nước các ion trái dấu trong nước thải và chất keo tụ kết hợp với nhau tạo thành các hạt bông có kích thước lớn dễ lắng hơn. Bông cặn lắng xuống được đưa qua bể chứa bùn. Phần nước còn lại được đưa qua bể lắng sơ cấp để tiếp tục đưa đến công trình xử lý tiếp theo.
Bể UASB
Nước thải đi qua bể lắng sơ cấp sẽ được dẫn qua bể UASB. Quá trình phân hủy kỵ khí trong bể diễn ra phân hủy các chất đạm, chất béo, cacbon hydrat nhờ các vi sinh vật kỵ khí. Khí methane phát sinh cũng được thu hồi bằng máy thu khí. Nồng độ BOD trong bể giảm đáng kể tạo điều kiện cho bể aerotank phía sau hoạt động hiệu quả.
Bể Aerotank
Nước thải tiếp tục được đưa qua bể aerotank. Các vi sinh vật hiếu khí sẽ xử lý các chất hữu cơ còn sót lại, giảm mùi. Hệ thống cấp khí sẽ cấp khí liên tục để duy trì bùn hoạt tính trong bể và tăng hiệu quả xử lý. Nước thải dẫn qua bể lắng thứ cấp để lắng bớt bùn cặn. Một phần bùn hoạt tính được tuần hoàn lại bể aerotank để bảo đảm sinh khối, bùn dư được đem qua bể chứa bùn.
Bể lắng 2, Hồ tùy nghi
Nước thải từ bể lắng thứ cấp sẽ tiếp tục dẫn qua hồ tùy nghi, hồ hoàn thiện để xử lý N và mùi hôi.
Bể khử trùng
Hóa chất khử trùng được thêm vào bể. Nước thải đưa qua bể khử trùng để diệt các vi sinh vật gây bệnh.
Cuối cùng, nước được thải ra ngoài môi trường có các thông số đạt chuẩn xả thải trong QCVN 01:2015/BTNMT.
Ưu điểm của công nghệ
Hiệu quả xử lý cao.
Thu hồi được khí methan làm nguyên liệu cho các công trình chế biến.
Giảm mùi hôi.
Thu hồi được lượng cao su.
Hệ thống đơn giản dễ vận hành
http://123.30.136.112/~xlnt/2018/07/13/xu-ly-nuoc-thai-giet-mo-gia-suc/ Read More …